Người bị phản bội có thể sẽ chọn cách tha thứ và bỏ qua nhưng cảm xúc tiêu cực vấn chưa được giải tỏa. Chỉ cần một kích thích nhỏ cũng khiến họ không còn làm chủ được cảm xúc.
Chuyện vợ chồng Khanh – Hồng chỉ là một trong số vô vàn tình huống của các cặp vợ chồng một khi phải đối mặt với lỗi lầm của bạn đời. Thông thường, người chứng kiến “vấn đề” của vợ/chồng mình thường không tránh khỏi cảm giác tức giận, thất vọng, chán ghét, buồn phiền về bạn đời, tùy theo mức độ và hình thức của vấn đề đó. Có thể họ sẽ lựa chọn cách bỏ qua và tha thứ cho bạn đời của mình nhưng những cảm giác tiêu cực vẫn chưa được giải tỏa. Chúng còn tiềm ẩn đâu đó trong tâm trí mà chỉ cần một kích thích nhỏ cũng khiến họ không còn làm chủ được cảm xúc. Do đó, để tránh nguy cơ một sai lầm đã qua của chồng hoặc vợ có thể biến một xích mích nhỏ thành “cuộc chiến “ lớn, cả hai người nên xác định rõ:
Không đánh đồng quá khứ với hiện tại
Không ít người sau khi biết được lỗi lầm của chồng/vợ thường liên tưởng đến những biểu hiện của đối phương trong hiện tại và cho rằng người ấy vẫn đang tiếp tục làm vậy. Sự liên tưởng ấy có khi dẫn tới phản kháng mạnh mẽ từ người bị kết tội, làm xóa tan nỗ lực muốn phục thiện của họ. Cho nên trong mọi trường hợp, bạn nên tỉnh táo để tìm hiểu trước khi đưa ra kết luận, tránh áp đặt chuyện quá khứ vào hiện tại và cả tương lai.
Thận trọng trong ứng xử
Với người chẳng may mắc lỗi, họ thường rất nhạy cảm với từng lời nói và thái độ của bạn đời. Một người đàn ông sẽ rất cảm kích khi vợ khi vợ họ thẳng thắn chia sẻ nỗi bất bình khi bị chồng bỏ quên trong bữa tiệc: “Anh à, hôm trước em rất buồn khi anh chỉ mải nói chuyện với các bạn mà quên không giới thiệu em với mọi người”. Ngược lại, anh chồng có thể nổi xung nếu cô vợ cứ lôi anh ta ra chì chiết: “Cứ cái kiểu chẳng để ý gì đến vợ của anh hôm trước thì lần sau đừng có hòng tôi đi cùng với anh”.
Từ bỏ cảm xúc tiêu cực và độ lượng, vị tha