Theo điều tra của ông Jim, giáo sư tình học người Mỹ có khoảng 1/3 đàn ông và 1/5 phụ nữ có gia đình đã từng ngoại tình. Cùng với mức sống và nữ quyền được nâng cao, cuộc sống tình dục sau khi kết hôn ngày càng được chú ý.
Trong xã hội cũ, cuộc sống tình dục bình thường không phải là một vấn đề quan trọng, có khả năng sinh đẻ hay không mới là điểm mấu chốt. Nhưng trong xã hội hiện đại, vấn đề lại ở chỗ "hai vợ chồng" có "hưởng thụ” được niềm vui tình dục hay không?
“Hôm nay không được có được không?”
Tắt đèn xong, Thụy Linh thả lỏng người, một ngày bận rộn đã qua, cô muốn nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngọt ngào, chồng cô nằm bên cạnh vuốt ve, thăm dò.
“Hôm nay em rất mệt". Từ khi có mang cô cũng không còn thích quan hệ nữa, thời kỳ đầu là do sợ bị sẩy thai, nhưng nay đã 5 tháng rồi, theo bác sĩ thì đây có thể nói là "thời kỳ hoàng kim" của tình yêu và tình dục trong suốt thời kỳ mang thai, nhưng cô vẫn như vậy, không thích quan hệ.
“Nhưng anh buồn lắm!". Chí Viễn là người chồng tốt, biết quan tâm săn sóc vợ, khi cô ấy chưa có thai, anh rất ít khi ép cô.
“Anh rất muốn mà!" Chí Viễn giống như một đứa trẻ giở thói hư, không biết là muốn thực sự hay khổ nhục kế. Thụy Linh thật khó xử, hôm nay thực sự cô muốn nghỉ ngơi, nhưng từ chối chồng thì cô không đành lòng.
“Rốt cuộc, vợ chồng quan hệ là nghĩa vụ hay là quyền lợi?" Trong lòng cô tự nhiên lại bật ra câu hỏi này.
Nếu nhịp sinh học của hai vợ chồng không đồng nhất thì phải làm như thế nào? Nếu như hai vợ chồng có "nghĩa vụ” quan hệ thì ngược lại có "quyền lợi" yêu cầu quan hệ, quan trọng hơn là có "quyền từ chối" quan hệ không? Hai vợ chồng quan hệ không phải là nghĩa vụ. Nếu như quan hệ tình dục là nghĩa vụ thì vợ chồng rất dễ rơi vào "chuyện làm cho xong".
Một bác sĩ đã đưa ra ý kiến: "Cuộc sống tình dục trong hôn nhân có xu hướng nhạt nhẽo. Đối mặt với xu thế này, nhiều cặp vợ chồng đã áp dụng những hành vi tương ứng để tăng kích thích tình dục". Nếu như "bình thường hóa" việc quan hệ tình dục nhạt nhẽo thì nghĩa là cuộc sống tình dục đang không hòa hợp; khi đó nếu như hai vợ chồng không thẳng thắn đối mặt với vấn đề, cùng nhau khai thông và điều chỉnh thì hiện tượng bình thường hóa sẽ trở thành dấu hiệu cảnh báo cho sự thay đổi của hôn nhân. Có nhiều cách để cải thiện quan hệ này, ví dụ như thay bộ đồ gợi cảm hơn, quan tâm chăm sóc, âu yếm nhau nhiều hơn. . . để "cứu vãn" cuộc sống tình dục đơn điệu.
Nhưng nếu như không phải lo lắng về cuộc sống tình dục nhạt nhẽo thì lại phải đặt ra vấn đề là làm thế nào để hòa hợp, đồng điệu và nảy sinh vấn đề: trong quan hệ vợ chồng một bên có quyền từ chối hay không?
Hai vợ chồng có nhu cầu quan hệ tình dục khác nhau, thực tế không được quy tội về một ai. Nếu như vợ có quyền từ chối quan hệ thì chồng cũng có quyền "đòi hỏi" và ngược lại. Từ chối anh ấy? Thực sự không nhẫn tâm. Đáp ứng ư? Tủi thân mình quá. Đối với người "bị yêu cầu”, kỳ thực "người chủ động" cũng khó nói. ép cô ấy? Không đành lòng. Không ép thì mình lại tủi thân. Trừ khi bị trở ngại về khả năng tình dục, phải nhờ đến bác sĩ, còn nếu phụ thuộc vào chủ quan "muốn" hay "không muốn" thì để giải quyết vấn đề cũng không khó khăn như trong tưởng tượng.
Một nhà tâm lý học đã từng nói, chẳng biết rút cuộc phụ nữ cần cái gì? Nhưng phụ nữ vẫn là phụ nữ, hai giới phải "hiểu nhau” sâu sắc, phụ nữ phải thật sự biết đàn ông họ cần gì?
“Chí Viễn, anh buồn thực sự à?"
“Thụy Linh, em thực sự không muốn ư?"
Vợ quan tâm hỏi chồng, chồng nhận được sự dịu dàng của vợ, thế là cũng quan tâm hỏi vợ, tìm hiểu nhu cầu thực sự của vợ, vì thế hai bên thành thật hiểu nhau rõ ràng, cuộc cãi cọ “muốn” hay 'không muốn" đã chuyển thành "đáp ứng" hay "từ chối".
“Chí Viễn, em yêu anh!"
“Anh cũng yêu em!"
Câu cảm thông được lý tính đã hóa thành thấu hiểu cảm tình, đáp ứng hoặc từ chối không còn là vấn đề quan trọng; hai vợ chồng vì "yêu” mà kết hợp, quan trọng là vì "yêu” mà "quan hệ tình dục".