Nghèo đói dễ kéo theo bất hạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây nhất cũng cho thấy, khi thu nhập cao hơn 10.000 USD/năm thì không có tương quan đáng kể giữa tiền và hạnh phúc.Nghèo đói dễ kéo theo bất hạnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây nhất cũng cho thấy, khi thu nhập cao hơn 10.000 USD/năm thì không có tương quan đáng kể giữa tiền và hạnh phúc.
Ngày càng có nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực tâm lý xã hội nghiên cứu về khái niệm hạnh phúc, mối tương quan giữa hạnh phúc và tiền. Các kết quả chủ yếu được rút ra là:
Ở Nhật Bản giữa những năm 1960 và 1980, GDP tăng gấp năm lần. Mỗi hộ
gia đình có nhiều hơn một chiếc xe hơi, và mỗi cá nhân chi gần 1.000 USD/năm để đi du lịch giải trí. Tuy vậy, các cuộc nghiên cứu cho thấy cảm giác hài lòng với cuộc sống lại khá thấp. Ở Hàn Quốc, một điển hình về “phép lạ kinh tế” khác, cũng tương tự.
Ở Mỹ, cuộc điều tra năm 1950 do Trung tâm Nghiên cứu dư luận quốc gia cho thấy 1/3 đối tượng khẳng định họ cảm thấy “rất hạnh phúc”. Nhưng ngày nay khi GDP tăng gấp đôi, tỷ lệ này không thay đổi. Diener, một nhà
tâm lý của ĐH Illinois (Mỹ), phỏng vấn 400 người giàu nhất nước Mỹ, so với những người dân bình thường khác, cảm giác hạnh phúc của họ chỉ cao hơn một ít.
Ai cũng biết nghèo đói gây bất hạnh, tuy nhiên các nghiên cứu mới đây nhất cũng cho thấy khi thu nhập cao hơn 10.000 USD/năm thì không có tương quan đáng kể giữa tiền và hạnh phúc.
Vì sao có nhiều tiền trong tay mà người ta không thấy hạnh phúc? Có thể do người ta bỏ ra hàng khối tiền để mua những thứ mà tiền có thể mua được, thay vì tập trung vào những điều đem lại sự thỏa mãn như phát triển tình cảm trong các quan hệ; giúp đỡ kẻ khác, tìm ý nghĩa tinh thần cho cuộc sống
Các nhà xã hội học còn tìm ra một nguyên nhân khác, đó là cảm giác “lo âu” khi so sánh với người khác. Ta có thể gọi đây là tính đua đòi. Hiện tượng “lo âu” này tăng khi khoảng cách thu nhập tăng. Dân cư trong một địa bàn có mức sống ngang nhau thì tạm hài lòng. Nhưng khi có một tầng lớp giàu có hơn xuất hiện thì cảm giác không thỏa mãn lại tăng. Cũng do xu hướng so sánh này mà người sống ở đường phố bên Ấn Độ có mức độ hạnh phúc cao hơn người đồng cảnh ở Mỹ.
Một nghịch lý khác xuất hiện là khi số tiền sở hữu tăng thì cảm giác không thỏa mãn cũng tăng vì lòng ham muốn không bao giờ thỏa mãn. Ông bà ta thường nói “được voi đòi tiên” là vậy.
Các nhà nghiên cứu kết luận, sự điên cuồng chạy theo đồng tiền bất chấp ý nghĩa thật của nó của các nước giàu đã tạo ra chủ nghĩa duy vật chất và qua đó họ đã vô tình nhận lấy sự bất hạnh cho mình,
gia đình mình.
(Theo Tuổi Trẻ)
------------------------------
------------------------------