Quan hệ của vợ chồng bạn có lâu bền và điều gì nên thay đổi để củng cố quan hệ đó? Các nhà tâm lý đã đưa ra những dấu hiệu về cuộc hôn nhân thành công và không thành công.
gia đình cuốn hút bạn: Khi có cơ hội tuyệt vời để vui vẻ trong đám bạn bè, bạn vẫn cảm thấy thú vị hơn nếu được ở cạnh "một nửa của mình". Bạn không chống lại việc giao du với người khác, nhưng lại hiểu rằng bạn vẫn có thể có một thời gian tuyệt vời mà không có họ. Xét về mặt này, hai bạn là đủ cho nhau và sống một cuộc sống phong phú về mặt tình cảm.
Biết thỏa thuận. Do đặc điểm về cá tính và tính khí mà các bạn có thể tranh cãi, nhưng trong bất cứ trường hợp nào các bạn đều đi đến thỏa thuận. Thậm chí nếu cả hai người đều nóng giận, biểu lộ tính khí của mình mạnh mẽ thì dù thế nào chăng nữa sau đó vẫn có thể xích lại trong quan hệ vì các bạn luôn hiểu nhau. Những cuộc cãi vã của các bạn không nhằm mục đích để xem ai tốt hơn và thông minh hơn, mà để lắng nghe người bạn đời của mình và hiểu về những nhu cầu của người đó. Trong những cuộc
hôn nhân không hạnh phúc, thường thì một người "đay nghiến" người kia để thông qua đó biểu lộ sự không hài lòng của mình. Sự "bới móc" thường xuyên lên hệ thần kinh như vậy cuối cùng đã dẫn đến những vụ ẩu đả và càng làm tăng thêm sự không hiểu biết lẫn nhau.
Có thể kể cho nhau nghe về tất cả, nhưng biết rằng cái gì cần thiết phải im lặng để không làm tổn thương người bạn đời: Ví dụ trong trường hợp phản bội đôi khi cần phải thành thực kể về điều đó để giữ mối quan hệ tin tưởng. Nhưng không hiếm khi yếu tố đó cần phải giấu vì không nên xúc phạm, gây đau khổ cho nhau.
Tôn trọng sở thích của nhau: Mỗi người trong các bạn chấp nhận sự tự do của nhau và biết rằng người kia hành động như người đó muốn. Mỗi người có thể có sự lựa chọn của mình và người kia công nhận quyền của người bạn đời đối với điều đó. Ví dụ nếu người vợ muốn đi làm, người chồng sẽ không cản trở nguyện vọng đó mặc dù bản thân anh ấy đảm bảo rất đầy đủ cho
gia đình. Sự tôn trọng bạn đời - đó là tiền đề để duy trì sự gần gũi và lòng tin.
Chỉ có cuộc sống hằng ngày làm các bạn xích lại gần nhau. Nếu không có những sở thích chung (các bạn không có gì để nói với nhau, không muốn đi cùng nhau đến một nơi nào đó, không có sự tin tưởng và hướng đến nhau) và tất cả chỉ được duy trì trên cơ sở kinh tế chung thì
hôn nhân của bạn chỉ là tạm thời. Đơn giản là sự chung sống cùng nhau giống như cuộc sống trong ký túc xá. Nếu không có ham mê và tôn trọng lẫn nhau thì sống chung để làm gì.
Gây cho nhau sự tức giận. Có thể bạn không thích nhược điểm nào đó của chồng (vợ) mà trước đây bạn không thấy hoặc không thể cải tạo được, thậm chí rất mong muốn điều đó. Còn đối với những người yêu nhau họ chấp nhận nhau như những gì người đó có.
Cãi nhau vì những điều vặt vãnh. Đó là dấu hiệu của cuộc
hôn nhân của bạn thuận buồm xuôi gió ở bên ngoài, còn bên trong đã có vết rạn nứt. Những người gắn bó với nhau có thể bỏ qua những điều nhỏ nhặt để giữ gìn cái quan trọng nhất: tình cảm. Nếu cái đó mất đi, sẽ bắt đầu sự làm sáng tỏ: ai đúng, ai sai. Hãy nhớ rằng những đôi yêu nhau luôn sẵn sàng đi đến nhượng bộ.
Bạn cảm thấy cô đơn. Nếu có cảm giác rằng bạn đời không hoàn toàn hiểu bạn, bạn không nhận được đầy đủ sự đáp lại về tình cảm từ phía bạn đời, người đó không chia sẻ những đam mê của bạn, bạn thích thú hơn khi sử dụng thời gian ở ngoài nhà (tại nơi làm việc, trong nhóm bạn bè) thì cuộc
hôn nhân của bạn đã có rạn nứt. Cảm giác cô đơn xâm chiếm khi người bạn đời ngừng hiểu bạn.
Khoa học và Đời sống (theo Luận chứng và sự kiện
------------------------------
------------------------------