Nụ cười mang đến hạnh phúc

Nụ cười như một thứ ánh sáng màu nhiệm, làm cho cuộc sống gia đình trở nên lý thú, những mâu thuẫn được xoá tan và cho con người xích lại gần nhau hơn. Nụ cười quan trọng là vậy nhưng không hiểu sao nhiều người than phiền rằng, bước chân về nhà sau một ngày làm việc, bạn đời của họ toàn cau có chứ ít cười tươi.

Như một thứ thuốc giảm đau

Trước khi bước vào hôn nhân, hầu hết các cô gái đều mong mình có được một người chồng hài hước, sống chan hoà, ít người muốn lấy một người chồng lúc nào mặt mũi cũng cau có, lầm lì. Trong bữa ăn, những câu chuyện vui sẽ làm cho bữa ăn thêm ngon miệng. Cả gia đình vui vẻ quây quần trong phòng khách, vui vẻ pha trò, sự đầm ấm như tăng gấp bội. Có bầu không khí thoải mái, mọi người tạm thời quên đi những buồn phiền lo âu trong cuộc sống. Sự hài hước dù có lặp đi lặp lại cũng không bao giờ gây nhàm chán.

Trong tác phẩm “Đuổi theo hạnh phúc”, tác giả bác sĩ David Maye, Trưởng khoa tâm lý học, Đại học Michigan (Mỹ) viết như sau: Bạn muốn có hạnh phúc ư? Hãy cứ cười và cười. David Maye dẫn ra câu chuyện ở một trại phong nọ, nơi hầu hết bệnh nhân bị bỏ rơi, sống lầm lũi trong đau khổ. Họ như những người cô đơn và buồn tẻ nhất thế gian, chỉ trừ một người đàn ông. Bác sĩ chăm sóc hết sức ngạc nhiên vì thấy lúc nào ông ấy cũng vui vẻ, lạc quan. Vị bác sĩ cố tìm hiểu nguyên nhân và khám phá ra rằng, mỗi ngày có một phụ nữ thập thò ngoài hàng rào, chờ người đàn ông đến và nở một nụ cười trìu mến. Khi biết vị bác sĩ đang tìm hiểu mình, người đàn ông chủ động giới thiệu: “Vợ tôi đấy! Cô ấy đã không bỏ tôi đơn độc, trái lại mỗi ngày, cô ấy đều đến mỉm cười với tôi, mang lại cho tôi sinh khí để sống và tôi đã sống rất vui”.

Bác sĩ David Maye nói rằng, câu chuyện trên cho ta thêm lời giải thích vì sao “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Cười là một thứ thuốc giảm đau, cười làm cho mạch tim giảm xuống, hơi thở điều hòa, các cơ bắp cũng thư giãn. Về mặt tâm lý, cười còn mang lại cho con người niềm vui sống.


Cười nhiều hơn, hạnh phúc hơn

Các nhà nghiên cứu của Đại học DePauw (Ấn Độ) đã làm cuộc khảo sát với 650 người. Họ khám phá ra rằng, người nào hay tươi cười lúc chụp ảnh thường có mái ấm gia đình hạnh phúc hơn người ít cười hoặc cười gượng gạo. Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đã xem ảnh lúc còn niên thiếu của những người 65 tuổi trở lên. Họ tiến hành “đo đạc” nụ cười và khám phá chỉ có 11% trong số những người có “nụ cười tươi nhất” là ly dị. Trong số những người “nhăn nhó” hoặc không cười thì có tới 31% đã tan vỡ hôn nhân.

Matthew Hertenstein, Giáo sư tâm lý thuộc Đại học DePauw đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu nhận định: “Có thể nụ cười là một thái độ tích cực của con người trong cuộc sống. Những người tươi cười khiến người khác thấy hạnh phúc theo. Ngoài ra, người tươi vui thường có nhiều bạn bè và có khi chính bạn bè lại làm cho hôn nhân thêm hạnh phúc”.

Ngoài ra, ông cũng nêu ra một lý do rất thú vị, đó là các phó nháy khi chụp ảnh hay nói “mọi người hãy cười lên nào!” và những người cười thường có khuynh hướng vâng lời một cách vô thức. Vâng lời có khi lại là yếu tố bảo đảm hạnh phúc gia đình.

Các nhà tâm lý còn bàn luận rộng hơn, đó là nụ cười trong ảnh còn phản ánh nét tâm lý tích cực, thể hiện một thái độ lạc quan trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Giáo sư Hertenstein kết luận: “Nó củng cố ý tưởng rằng, cái gì xảy ra trong tâm trí lúc chụp ảnh có thể giúp tiên đoán chuyện gì có thể xảy ra vài thập niên sau trong hạnh phúc gia đình”.

Nhưng chúng ta  ngày càng cười ít đi

Đứa trẻ 2 tuổi cười trung bình 150 lần mỗi ngày, nhưng người lớn chỉ còn trung bình 12 lần mỗi ngày. Đó là chưa kể “hồi mới yêu, mới cưới, anh/cô ấy cười tươi tắn như hoa, bây giờ, cứ về đến nhà là cau có”.

Vì những sức ép của công việc, các mối quan hệ xã hội, nhiều người khi về đến nhà là mang theo bao bực dọc của một ngày làm việc. Họ sẵn sàng để người thân phải chịu đựng bộ mặt cau có của mình mà không nghĩ rằng các thành viên khác đang cảm thấy nặng nề vì chuyện này. Một phụ nữ có chồng là chủ doanh nghiệp khá thành đạt phàn nàn: “Ngày còn yêu nhau, tôi thích nhất là nụ cười tươi tắn, thân thiện của anh ấy. Nhưng bây giờ, khi về nhà, anh ấy thường rất hiếm khi cười. Trong bữa cơm, mặt mũi cũng đăm chiêu vì mải suy nghĩ công việc. Vợ con thấy như thế cũng không dám làm phiền, không khí vui tươi trong gia đình hiếm khi có được”.

Nụ cười xua tan không khí u ám trong gia đình, nhưng nụ cười cũng phải biết đặt đúng chỗ. Một nụ cười có giá trị chỉ khi nó được người khác tán thưởng. Nó cũng giống như người đàn hay phải có người sành nghe.

Tiếng cười trong gia đình là minh chứng của hạnh phúc, nó tưởng như là việc của cá nhân nhưng lại là sản phẩm của tập thể, vì không ai tự hài hước với chính mình được. Bởi thế, nếu trong gia đình thiếu vắng tiếng cười, tự mỗi thành viên cần phải xem lại trách nhiệm của mình là đã đóng góp được gì vào bầu không khí vui tươi đó chưa.
Hạ Anh


------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1787 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm