Có thể hạnh phúc với "nem"?

Không dễ dàng được xã hội chấp nhận như trường hợp “đàn ông ăn chả”, người đàn bà “ăn nem” khi bị phát hiện phải đối mặt với tình trạng “3 mất”: mất danh dự, mất chồng con và mất cả tình nhân. Tuy nhiên, vẫn có không hiếm những người phụ nữ bị chồng bỏ chồng chê lại được “nem” chính thức hỏi cưới. Có phải họ may mắn hơn những người khác?

“Chỉ còn một chiếc... phao”

Người phụ nữ chia sẻ gối chăn với một người không phải chồng mình là do họ khát khao, họ thiếu “vitamin” nào đấy trong đời sống hôn nhân. Trong một cú “rơi tự do” của cảm xúc, người phụ nữ đã trao nhầm sự khát khao này cho người ít nhiều gây cho họ sự rung động. Tuy nhiên, chưa hẳn đó là tình yêu (vì người đàn ông chịu sự thôi thúc mãnh liệt của thân xác, còn người phụ nữ vẫn còn yêu chồng). Thế nên họ mới phải lén lút, sợ chồng phát hiện, sợ không còn chốn quay về, sợ mất những gì đang có.... Người phụ nữ không dễ bỏ chồng để sống công khai hợp pháp với người tình nhưng ma lực của thứ tình ngoài luồng thì chẳng dễ chiến thắng. Rồi một ngày không đẹp trời…

Người phụ nữ ly hôn bình thường vốn đã hụt hẫng, người phụ nữ ly hôn do không khéo giữ gìn tiết hạnh lại càng hụt hẫng, “khó sống” hơn. Ánh mắt của chồng, của dòng họ, của xã hội cứ như chờ chực nghiền nát người vợ trắc nết. Tất cả đổ bể tan hoang. Người tình bản lĩnh từng thề thốt “dù thế nào cũng che chở đời em” cũng đã bỏ chạy vì bị “động ổ”, sợ bị ảnh hưởng. Phải chăng họ chỉ thích hái hoa vườn người, thích “ăn ké”, vụng trộm, thầm lén? Hiếm có anh nào sẵn sàng chìa tay khi người tình bị ngã ngựa. Chẳng trách sao người đàn bà bị ruồng rẫy lại xúc động cực độ trước lời cầu hôn đột xuất của người đàn ông từng đầu ấp tay gối. Trong thế cùng, họ dại gì từ chối cơ hội xây dựng gia đình mới. Với đời, anh là gian phu, nhưng với em, anh là hiệp sĩ. Anh là chiếc phao cuối cùng và duy nhất cứu vớt đời em. Sắp chìm giữa bão tố, em bấu víu vào anh, không điều kiện.

Cũng vì thế, trên thực tế, không ít người phụ nữ đã “chết” lần thứ hai vì chiêu lừa của “hiệp sĩ”. ngoại tình, chị Ngọc Mai (kế toán ở KCN Tân Bình) không được chồng dung thứ. Ly hôn, chị được chia đôi tài sản (một căn nhà ở mặt tiền đường Trường Chinh) và thừa kế mấy chục lượng vàng từ cha mẹ ruột. Ngay sau khi bị bắt ghen tại khách sạn, người tình (chị Mai mới quen ở một câu lạc bộ khiêu vũ) đã chuồn mất tăm. Nhưng, vừa đánh hơi biết chị Mai sở hữu bạc tỷ, anh ta điện thoại: “Anh đã cắn răng chia xa để trả em về với gia đình êm ấm nhưng “một ngày nên nghĩa”, vắng nhau, anh nhận ra mình không thể quên em được! Nhớ em, anh luôn dằn vặt trong lòng. Anh sẽ gấp rút ly dị. Mình sẽ làm đám cưới để được trọn đời bên nhau”. Chị Mai kể, trước lời cầu hôn đường mật ấy, chị vội vàng chấp nhận và vô tư để người chồng mới đứng tên chủ tài sản. Ý nghĩ “mang ơn người yêu đã không bỏ rơi mình” biến chị thành người cả tin, nhu nhược. Đến khi nhà đất bị chồng “phù phép” cầm bán, chị mới nhận ra chân tướng của kẻ cướp. Chồng chị còn gây nợ nần và ép chị phá thai nhiều lần khiến chị bị khủng hoảng, mất hết lòng tin. Ly hôn lần hai chỉ sau ba năm chung sống, chị Mai ngậm ngùi tiếc nuối mái ấm xưa.

tình yêu hướng đến hôn nhântình yêu đích thực”, chân lý có nhiều ngoại lệ này khiến người trong cuộc không khỏi thở dài. Lợi dụng tình thế “sa chân lỡ bước” của người phụ nữ yếu lòng, nhiều ông bạn tình đã “chơi trò đám cưới” với ý đồ thực dụng: nhập hộ khẩu, quốc tịch, dựa thân thế nhằm thăng tiến, bám váy đào mỏ, thỏa mãn tình dục… Giá trị gia đình không được coi trọng. Hơn nữa, người đàn ông “ăn chả” cũng không còn “cơm lành canh ngọt” với vợ nhà. Chẳng có gì luyến tiếc, hai người “không còn gì để mất” cưới nhau để rồi người phụ nữ lại tiếp tục… mất!

Gian nan tái thiết tổ ấm

Về sống chung, tự dưng thấy sao nhiều cái “chỏi” nhau... Ảnh minh họa

Bi kịch không dành riêng cho những cuộc hôn nhân trục lợi. Ngay cả với những người yêu nhau thực sự, thì cuộc hôn nhân chắp vá cũng khó hạnh phúc. Chị Thanh Phượng (thợ uốn tóc ở Q.1) cũng rơi vào tình trạng "chết thêm lần nữa" với nem. Anh Minh Doãn, chồng sau của chị thường bạo hành tình dục, phao tin chị có bệnh “chỗ ấy” và đánh đập vô lý vì ghen tương. Chị hết kêu cứu ở báo phụ nữ lại gõ cửa văn phòng tư vấn tổng đài 1088. Cuối cùng, chị bị "tước" luôn quyền ly hôn vì “nộp đơn là tao giết!”.

Qua tìm hiểu, chuyên viên tư vấn tâm lý cho rằng, anh Doãn ghen và bạo hành vô lý thực ra cũng có… cái lý của nó. Anh ta hoàn toàn mất niềm tin về đức hạnh, sự đoan chính của vợ. Anh biết rành những chiêu thức và quy luật dối lừa mà chị Phượng đã áp dụng với chồng trước khi lén lút hẹn hò với anh (nói dối, xi nhan trước với nhóm bạn gái, tắt máy điện thoại, xoá tin nhắn, dùng mật mã, chạy ra chỗ xe cộ ồn ào để nghe điện thoại như đang đi công tác trên đường). Về sống với anh, dù chị Phượng đã cố chứng tỏ sự chung thuỷ nhưng thật khó tẩy xóa nỗi ám ảnh về những năm tháng chị Phượng ngoại tình với chính anh. Ý nghĩ “trước đây mình dụ dỗ vợ người được thì giờ cũng có thằng khác dụ dỗ vợ mình được” lúc nào cũng ghim trong đầu anh Doãn. Giam lỏng vợ nhưng anh Doãn lại tự cho mình cái quyền mèo mỡ. Có vết nhơ trong “lý lịch hôn nhân”, chị Phượng không dám đòi hỏi anh tôn trọng chế độ một vợ một chồng. Chị bất lực mặc anh đi sớm về khuya với vợ cũ, bồ mới.

Mặc dù từng sống thử với nhau trong thời gian ngoại tình nhưng khi về với nhau danh chính ngôn thuận, cảm hứng vợ chồng dường như đã bị thui chột đi rất nhiều. Trước đây sở thích, khẩu vị, lời ăn tiếng nói, giao tiếp ứng xử của đôi tình nhân đều hoà hợp nhưng khi sống chung, tự dưng thấy sao nhiều cái “chỏi” nhau. “Chả” sao mà héo hon, bề bộn, hung dữ, lười nhác, nói nhiều… “Nem” sao mà “chua”, sao mà vô trách nhiệm, gia trưởng, vũ phu, trăng hoa… Ngay cả đời sống gối chăn cũng trở nên nhạt nhẽo, vô vị so với thời “ăn vụng”.

Bên cạnh những trở ngại chủ quan, điều kiện khách quan thay đổi cũng khiến cuộc hôn nhân bị chao đảo: áp lực từ vợ/chồng cũ, cấp dưỡng con chung con riêng, công việc bị đình đốn do phân chia tài sản, bị kỷ luật, giáng chức, đổi việc (vì vi phạm Luật hôn nhân & gia đình).... Phát điên với thực tế, vợ chồng sinh to tiếng, chỉ trích, đổ lỗi và có những hành động quá trớn.

Từng xử nhiều vụ ly hôn lần hai, Thẩm phán Cao Thanh Hùng (TAND Q.1) cho biết: “Nhiều người nghĩ hôn nhân lần thứ 2 là lần cuối. Từ ý nghĩ chủ quan đó, mọi vấn đề về quyền sở hữu hay sử dụng nguồn thu nhập, tài sản không được cam kết rạch ròi trên giấy tờ mà chỉ… nói miệng. Khi có những vấn đề tế nhị phát sinh (cấp dưỡng con ông con bà, lo cho con chung con riêng không đồng đều, bất đồng về cách tiêu xài, tặng cho, đầu tư kinh doanh) vợ chồng rất dễ mất hòa khí, mâu thuẫn ngày một trầm trọng”.

Phải chăng hệ lụy này đã được cảnh báo trước? Hai người đến với nhau để mưu cầu “nhận” chứ không phải “cho” và họ nghĩ rằng người mới này sẽ đáp ứng tốt nhất. “Tôi đã hy sinh tất cả vì anh/cô thì anh/ cô phải có bổn phận bù đắp cho tôi”. Cả hai người “thực dụng” kết hợp lại, nếu không có mục đích hôn nhân chân chính thì coi chừng đây là phép cộng của hai người ích kỷ. tình yêu đã chết nhưng họ gắng gượng sống với nhau chỉ vì ràng buộc trách nhiệm với người mà mình phá hoại gia cang. Bạn đời là của nợ, không được nâng niu như chiến lợi phẩm chiếm được từ người chồng/vợ trước.

Cưới người mình từng có quan hệ bất hợp pháp vẫn có thể xây dựng tổ ấm nếu ta biết sống và hết lòng vì nhau. Nguyên tắc thành công của hôn nhân lần sau là sẵn sàng bỏ qua quá khứ. Nhưng “bỏ qua” không có nghĩa là phủi sạch trách nhiệm với những mối quan hệ cũ để chăm chăm vào gia đình mới. Bỏ qua là có cái nhìn công bằng, chấp nhận và thích nghi. Tránh so sánh chồng mới – chồng cũ và lẩn trốn thực tại.

Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai (tổng đài 1088) cho rằng, rơi vào trường hợp lỡ “ăn chả, ăn nem”, ta phải cân nhắc thật kỹ lưỡng, chín chắn và tỉnh táo, tránh bi kịch “thả mồi bắt bóng”. Nên tự đặt ra và trả lời nhiều câu hỏi: vợ/chồng cũ có những ưu khuyết điểm nào? Có nên ly hôn hay không? Nếu ly hôn, sẽ có bao nhiêu người bị ảnh hưởng, thiệt thòi, tổn thương? Nếu quay lại mái ấm thì phải thể hiện thiện chí bằng những kỹ năng nào? Khả năng hạnh phúc khi kết hôn lần hai là đến đâu và có chắc chắn sẽ bền vững? Hạnh phúc sẽ lại mỉm cười nếu ta đủ yêu thương, kiên nhẫn, đồng lòng và cả nghệ thuật hóa giải gút mắc trong đời sống vợ chồng.

Cơ hội hạnh phúc của hôn nhân lần sau thường mong manh hơn lần đầu tiên dù khi bước vào cuộc hôn nhân này, cả hai người đều không còn trẻ nữa và đã có kinh nghiệm sống. Với ước mơ lãng mạn về lâu đài hạnh phúc, hai người khó thể tiên liệu được hết những thử thách sắp phải đối mặt. Đồng thời, nhân cách của cả hai đã ổn định, khó có thể thay đổi hoặc nhún nhường để thích nghi với người mới, gia đình mới. Khi ảo tưởng hạnh phúc vụt tan, họ vỡ mộng trước mớ bòng bong thực tại, lại sẽ dẫn đến bi kịch tái hôn, “tái ly”. Hoặc giả, vợ chồng cố ép mình mà sống, sống không phải vì nhau cũng không phải vì con mà vì… chẳng lẽ lại ly hôn?

 

Diệu Hiền -PNO


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1554 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm