Những vấn đề căng thẳng có lợi cho hôn nhân

Khó khăn nếu khéo léo đối mặt đều có thể hóa giải. Nhiều chuyện căng thẳng chưa biết chừng lại có lợi cho một cuộc hôn nhân.

Căng thẳng trong giao tiếp

Bạn không thể chịu được việc anh ấy để bát đũa bẩn chất đầy trong bồn rửa, và vì anh ấy chưa hiểu ra vấn đề khi bạn nhẹ nhàng khuyên nhủ, nên bạn bị giằng xé giữa việc “ngậm bồ hòn” hay làm toáng lên một trận cho biết mặt.

Hãy chuyển căng thẳng từ chuyện bạn không lên tiếng thành bài học lựa chọn cuộc chiến giữa hai người. Rất nhiều cặp đôi cho rằng chuyện gì cũng nên nói thẳng ra với nhau, song đôi khi điều đó không thực sự cần thiết.

Có những lúc nên cho mình cơ hội lùi lại để tỏ lòng tôn trọng đối phương. Nếu sự việc có tính ảnh hưởng trầm trọng đối với mối quan hệ lâu dài, khi ấy mới cần lên tiếng.

Như trường hợp đã nêu, nếu bát đũa cuối cũng cũng được rửa (có kết quả cuối cùng dù mất nhiều thời gian hơn), thì bạn không cần phải làm ầm lên. Sớm muộn gì anh ấy chẳng làm. Thêm nữa, nhớ rằng với anh ấy, bạn cũng có vài điều phiền phức nho nhỏ, anh ấy có bao giờ phàn nàn đâu.

Căng thẳng gia đình

Vấn đề thường gặp phải nhất là căng thẳng trong quan hệ với nhà vợ, nhà chồng. Song đây cũng lại là cơ hội để bạn xây đắp cho gia đình mới của mình, bảo vệ nhau như một thể thống nhất.

Nhớ rằng trước mọi bất đồng, hãy đứng ra giải quyết như với tư cách những người cùng một đội. Bạn sẽ phải nhắc nhiều đến cụm từ “chúng con”, “vợ chồng con”, “vợ chồng em”... Sau mỗi khó khăn trong quan hệ gia đình được giải quyết, tình chồng vợ sẽ càng tốt đẹp hơn. Thêm nữa, đừng có sự thiên lệch nào cả, hãy đối xử cùng một cách với cả hai bên gia đình.

Căng thẳng khi không ở bên nhau

Khi một người đi xa, người kia có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn chán. Dẫu thế, những điều tốt đẹp luôn đáng được chờ đợi. Nếu bạn đang đóng vai người vợ chờ chồng, đó là thứ căng thẳng tuyệt vời nhất mà bạn có thể có. Các chuyên gia hôn nhân - gia đình còn khuyên các cặp vợ chồng nên sắp xếp những chuyến đi với bạn bè mà không có nửa kia, như vậy khi quay về bạn thu được thêm những trải nghiệm, những thông tin mới để chia sẻ.

Lúc về lại bên nhau, đừng quên một buổi tối hẹn hò - không con cái, không công việc cần hoàn thành. Và nhớ rằng, những ngày xa cách nhiều hơn những ngày ở bên nhau lại có tác dụng ngược, khiến hai người rời đi theo hai hướng khác nhau đấy nhé!

Căng thẳng “chuyện ấy

Khi bạn trông chờ chuyện ấy từ ông xã, và ngược lại, thì sự căng thẳng bản năng, sinh lý này báo hiệu một nhu cầu cần được đáp ứng.

Th.S, chuyên gia tâm lý Andra Brosh cho rằng: “Chúng ta thường nghĩ sex là chuyện lãng mạn, song thực tế, giải tỏa ham muốn sex còn là nhu cầu cần thiết của con người”.

Bởi thế, thi thoảng hãy làm gì đó cho nhu cầu ấy lên cao một chút. Kiềm chế “nó” lại, rồi “thả” cho nó ra chính là một cách hâm nóng gối chăn, đem lại lợi ích cho hôn nhân của bạn. Lưu ý: Cấm dùng chiêu trì hoãn gần gũi để đạt được mục tiêu cá nhân, bạn sẽ làm cho nửa kia thất vọng đấy!

Căng thẳng trong tranh cãi

Nếu các bạn tranh cãi về chuyện tại sao anh ấy vẫn chưa sửa/gọi người đến sửa cái tay nắm cửa bị hỏng - đó là dấu hiệu tốt đấy. Các chuyên gia cho rằng xung đột chưa hẳn đã là chuyện xấu. Nếu bạn biết cách tranh cãi, biết làm sao bộc lộ cảm xúc của mình để nửa kia hiểu, mối quan hệ hai người sẽ ngày càng tốt hơn.

Để những ấm ức, bất đồng nhen nhóm, tích tụ mới là liều thuốc độc cho tình cảm vợ chồng. Thêm một điều cần nhớ là, sau khi căng thẳng đã đi qua, các cặp vợ chồng thường kiên nhẫn hơn và có nhiều những cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn.

Ảnh minh họa

Căng thẳng trong nuôi dạy con

Trên “mặt trận” này, bố mẹ nên đồng lòng. Nếu vợ chồng có thể thống nhất với nhau về phương pháp, quan điểm Giáo dục con, các bạn đã san sẻ được với nhau thử thách không đơn giản này. Cùng trải qua những chuyện khó khăn như chăm sóc em bé mới đẻ sẽ mang hai người đến gần nhau hơn. Luôn giữ thái độ “chúng ta là một đội” khi cùng vượt qua stress, và đừng quên một bữa ăn lãng mạn với rượu vang sau đó, khi mọi khó khăn đã đi qua.

Căng thẳng cạnh tranh

Chơi cờ buổi tối? Chia đội cổ vũ trong một trận bóng đá? Ý tưởng rất tuyệt đấy, cứ thử đối đầu với nhau trên hai chiến tuyến như vậy, sẽ rất vui. Chỉ những đối kháng có tính chất ngấm ngầm giữa hai người mới tiềm tàng nguy hiểm. Cạnh tranh với nhau trên tinh thần thân thiện, cởi mở lại làm cho hôn nhân thú vị, tốt đẹp hơn.

Căng thẳng về giao tiếp xã hội

Bạn là người ưa giao du, trong khi anh ấy hơi khép kín, hai bạn không thống nhất được với nhau về tần suất nên gặp gỡ bạn bè? Cũng tốt thôi. Các cặp đôi trong đó người hướng nội kẻ hướng ngoại là ví dụ điển hình nhất của định luật trái dấu. Song đến nam châm cũng có điểm hút, điểm đẩy nhau nữa là. Vấn đề nằm ở chỗ, hãy tìm ra điểm cân bằng giữa hai tính cách, người hướng nội có thể bù trừ cho người hướng ngoại những khả năng họ không có do đặc điểm tính cách và ngược lại. Các bạn sẽ hợp thành một cặp đôi tuyệt vời.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1054 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm