Sẽ có lúc bạn muốn nguyền rủa chồng, thậm chí muốn nhảy vào để cắn cấu anh ta. Các chuyên gia cho rằng, cảm giác yêu thương và căm ghét trong tình yêu là hoàn toàn bình thường.
Nếu bạn là người thích “nhai đi nhai lại” một vấn đề thì hãy sớm sửa đổi. Theo thống kê, những cặp đôi kém hạnh phúc thường có xu hướng nói nhiều và khiến người nghe chán ngán trong khi vấn đề không được giải quyết (giống như số lượng nhiều còn năng suất thấp). Họ chỉ trích nhau thay cho một cuộc đối thoại.
Đừng chỉ trích
Khi nóng giận, chúng ta có xu hướng tiêu cực. Đó là lý do vì sao hai người dễ nặng lời hoặc đối xử thô bạo với nhau. Những lời nói đó có thể làm tổn thương người bạn đời và khiến họ có khi suốt đời không quên.
Không cố tìm ra người chiến thắng
Người thắng có thái độ tự mãn, còn người thua thì gắng chịu lép vế. Điều này khiến vợ chồng không tiếp tục nỗ lực giải quyết vấn đề. Có thể cuộc tranh cãi sẽ được giải quyết rất nhanh vì vợ (chồng) khi có cảm giác bị ép buộc sẽ thẳng thừng tuyên bố: “Được rồi, anh (em) đúng”.
Hãy cố gắng tìm vấn đề cả hai người cùng đồng ý; chẳng hạn, thừa nhận rằng bạn đã gửi cho chồng quá nhiều tin nhắn khi anh ấy ở bên ngoài cùng bạn bè. Tiếp đến, hãy tập trung vào đó; ví dụ: “Em biết anh khó chịu vì quá nhiều tin nhắn của em nhưng vì em lo lắng nên mới làm thế. Nếu anh trả lời em ở tin nhắn đầu tiên thì em sẽ yên tâm hơn và không liên tục nhắn tin nữa”.
Nên nhớ mình là vợ chồng
Thử bày tỏ cảm xúc tích cực trong cuộc tranh luận, bạn sẽ làm dịu được người bạn đời nhanh chóng. Tác giả cuốn sách Hôn nhân và hạnh phúc gia đình cho biết: “Khi vợ chồng giao tiếp thân mật; ví dụ: chạm vào cánh tay hoặc má nhau, thậm chí mang chút hài hước vào giữa cuộc chiến thì những lời cục cằn sẽ giảm bớt. Sự tương tác lạc quan cho thấy bạn vẫn còn yêu và tin chồng dù có đang giận hờn.