Khéo léo bước qua xung đột, gia đình càng gắn bó hơn. |
Thái độ né tránh Chúng ta thường cảm thấy bực tức khi xung đột xảy ra. Nhiều người tin rằng điều đó hoàn toàn không nên, và họ không muốn bị nhìn nhận là đang tức giận vì e ngại sẽ làm tổn thương đến tình cảm của người khác. Tuy nhiên, khi né tránh vấn đề, chúng ta sẽ không giải quyết được căn nguyên của xung đột. Hơn nữa, còn đánh mất cơ hội lắng nghe những ý kiến chính đáng nảy sinh trong suốt cuộc xung đột. Nóng nảy có nghĩa là tìm cách công kích mà không hề lắng nghe phía bên kia. Những người chọn thái độ này thường không bao giờ đề cập thẳng vấn đề, họ chỉ lên tiếng chỉ trích ý kiến, hành động của người khác. Thái độ này làm cho mâu thuẫn càng thêm căng thẳng và khó giải quyết hơn. Bạn sẽ nhận được ở người kia hoặc sự tức giận, hung dữ trong hành động hoặc là sự thờ ơ kiểu bất cần. Khi quyết tâm giải quyết mâu thuẫn, bạn sẽ lắng nghe người kia bày tỏ ý kiến cũng như lắng nghe cách giải quyết của họ. Tất cả mọi người đều bình tĩnh sẽ mang lại giải pháp dung hoà và không khí yên ấm cho gia đình. Khi mâu thuẫn xảy ra trong gia đình, phụ huynh có thể đóng vai trò hoà giải bằng cách: tránh bày tỏ quan điểm của mình, chỉ nên bình tĩnh tập trung vào những mối quan tâm của các bên, tránh nghiêng về một bên nào đó. Hãy cùng nhau chia sẻ quan điểm, sự lo âu, những thành kiến, mâu thuẫn… Nếu là xung đột giữa các con, bố mẹ có thể bày tỏ quan điểm và cách giải quyết của mình: “Nếu là con, bố mẹ thấy…” hay “nếu ở trong tình cảnh của các con, bố mẹ sẽ…” Đừng cắt ngang hay biện hộ, cũng đừng phản ứng khi các con đang xúc động mạnh. Giúp con giải quyết xung đột, chính bạn cũng thấy mình và các con gần gũi nhau hơn. Một khi mẫu thuẫn đã được hóa giải, các con sẽ còn học được ở bạn rất nhiều.