Bằng cách quan sát đôi vợ chồng tương tác lẫn nhau, các nhà nghiên cứu có thể tiên đoán cặp nào giữa đường đứt gánh, hai người chia xa và cặp nào có thể sống hạnh phúc, đầm ấm trọn đời. Sau đây là một số dấu hiệu để nhận ra những vướng mắc gia đình ngay từ đầu và cách xử lý.
Đó là lúc một trong hai người bày tỏ tình yêu, còn người kia thì ấm ớ gạt phăng ra "thôi để lúc khác đi. Tôi đang mệt muốn chết". một cuộc khảo sát do nhà nghiên cứu hôn nhân và gia đình John Gottman thực hiện cho thấy những cặp nào sự hòa hợp với tỷ lệ 86% trở lên sẽ giữ vững được hôn nhân gia đình của mình.
Cách xử lý : Đừng bao giờ bê trễ trong việc bày tỏ và hưởng ứng tình yêu. Dù đang bận bịu nhưng bạn vẫn có thể làm cho vợ (chồng) mình bằng một cuộc hẹn hò không lâu sau đó để không làm bạn đời cụt hứng và mặc cảm.
Một trong những dấu hiệu nguy hiểm khác là những cuộc đấu khẩu với rất nhiều thế võ mồm được tung ra như "ông luôn luôn là kẻ…" hoặc "cô chả bao giờ.." (kèm theo những từ diễn tả sự bực bội và hằn học). Mẫu hành xử này nếu được sử dụng thường xuyên thì sẽ là tiền đề cho sự ly dị.
Cách cư xử : Thay vì chỉ trích, kết án chung chung, hãy tập trung vào nỗi nhức nhối hiện tại. ví dụ như "em sẽ rất buồn nếu như vừa về đến nhà là anh bật tivi lên xem ngay". Nếu bị bắt tội bạn nên tránh chiến tranh leo thang bằng câu nói "em không cố tình làm cho anh buồn như vậy đâu"
Một mối nguy hiểm thường thấy là khi người vợ (chồng) đang trút nỗi lòng ra thì người khác lại trợn trừng, khịt khịt mũi, bĩu môi, đọc báo, nghe nhạc hoặc bỏ đi chỗ khác. Những biểu hiện tiêu cực như vậy sẽ như lửa đổ thêm dầu
Cách xử trí : Hãy hồi đáp phản ứng tiêu cực trên bằng phong thái lịch lãm tích cực như mở một nụ cười, sự âu yếm vỗ về. những cặp vợ chồng hạnh phúc biết trao đổi cho nhau niềm vui trong sự tung hứng nhịp nhàng .