vợ chồng và chuyện kẻ lùi, người tiến

Trong gia đình, vì sao nhân vật luôn phải lùi một bước để nhân vật kia tiến lên bao giờ cũng là người vợ? Những lý giải của một bà vợ xoay quanh câu chuyện lùi của người phụ nữ...

Sự hi sinh luôn là đẹp, nhưng không chắc luôn là cái lợi đối với phụ nữ.

Trước khi lập gia đình, người phụ nữ nào cũng tự đặt cho mình sự lựa chọn: công danh sự nghiệp hay gia đình. Chắc chắn ai cũng được học và thẩm thấu quan điểm sự thành công của phụ nữgia đình. Vì vậy phụ nữ đã chọn lựa gia đình vô điều kiện, ngay cả khi sự đòi hỏi của công việc và sự nghiệp chưa quá lớn.

Muôn dặm... lùi vì chồng!

Nhiều phụ nữ đã bỏ việc sau khi lấy chồng giàu và được nhà chồng đề nghị nghỉ ở nhà để chăm sóc gia đình. Nhiều phụ nữ đã bỏ nghề này, chọn nghề kia để kiếm nhiều tiền hơn, dành dụm cho chồng đi học tiến sĩ, để chồng có bằng cấp giắt đầy mình, còn mình thì nhường sự vinh danh, niềm say mê cho người đàn ông. Hằng ngày, rất nhiều người vợ đang hi sinh công việc, giảm bớt thời gian làm việc, đồng nghĩa với việc giảm bớt uy tín ở cơ quan, từ bỏ sự phấn đấu, từ bỏ những danh hiệu để có thêm nửa tiếng đi chợ, nấu cơm, cho con ăn, để chồng toàn tâm trở thành một hình mẫu đẹp nơi công sở, để chồng có sự tín nhiệm, để chồng sớm được thăng tiến...

Từ nhiều đời nay, người phụ nữ vẫn lùi và sẽ tiếp tục như thế. Ai cũng mong muốn khi mình lùi chồng sẽ thành đạt và trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình. Nhưng cuộc đời không phải là bài toán dễ dàng và một chiều như thế. Cái chỗ dành cho những người đàn ông có vị trí, có tiền bao giờ cũng hẹp. Đông đảo đàn ông còn lại không thể đạt được vị trí như kỳ vọng của những người phụ nữ tự nguyện lùi. Chưa kể khi đàn ông thành đạt, có thể họ lại trở thành chỗ dựa của người khác chứ không phải người đã trót lùi vì họ. Vậy thì phụ nữ lùi phỏng có ích gì?

Không bàn về những hậu quả khi phụ nữ rút lui vào hậu trường, những bài học về sự phụ thuộc, thiếu tự chủ của phụ nữ đã quá nhiều. Điều cay đắng nhất của nhiều phụ nữ khi ra tòa ly hôn, khi kể lể công trạng về những hi sinh của mình cho chồng thì người chồng ráo hoảnh: “Ai bảo cô làm thế, tôi có bắt cô đâu?”.

Sao lại không song hành?

 

Chưa đòi đã nhường, ấy chắc hẳn là quan điểm của nhiều phụ nữ trước sự lựa chọn công việc và gia đình.

gia đình hẳn sẽ thiệt thòi nếu người chồng không có khả năng thăng tiến, còn người vợ cứ ảo tưởng, nhất nhất rằng: chỉ cần mình là hậu phương vững chắc chồng sẽ thành đạt. Có lấy xe ủi mà ủi đằng sau thì người chồng ấy vẫn thế thôi, vì khả năng anh ta có vậy. Còn vợ thì đã bỏ bê mọi thứ mất rồi, vì cho rằng mình đang là người hi sinh vĩ đại.

phụ nữ không nhất thiết phải trở thành người đứng sau chồng và tốt nhất cũng không nên là người đứng sau. Hai người cùng đi trên một con đường, vị trí song hành là đẹp nhất, hạnh phúc nhất. Tại sao phụ nữ phải từ bỏ khả năng, ước mơ, niềm say mê của mình, phải hi sinh cho gia đình chỉ vì cho rằng chồng mình chắc chắn làm tốt hơn mình? gia đình không cần sự hi sinh mù quáng và mẫn cán đó. gia đình cần sự vun đắp của cả chồng và vợ. Tại sao không phải là cả hai cùng làm, cùng chia sẻ? Nhiều người cho rằng đôi khi cuộc sống bắt buộc ta phải chọn lựa. Điều đó không sai, nhưng thật ra đấy chỉ là đôi khi thôi, là đặc biệt, là số ít. Và sự chọn lựa nhiều khi không phải là chọn cái này hay bỏ cái kia. Chọn lựa chính là chọn cách nào, như thế nào để đạt được điều ta mong muốn chứ không phải là sự hi sinh vô ích hay những bước lùi thiếu tính toán.

 

Tôi may mắn vì không giỏi bằng chồng!

Tâm sự của một người vợ tình nguyện lùi cho chồng tiến

Hồi còn con gái tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc sau này lấy chồng mình sẽ ở nhà làm một bà nội trợ thuần túy, quanh năm chỉ biết nấu nướng, giặt giũ... Tôi mơ một gia đình kiểu mẫu: hai vợ chồng cùng đi làm, chiều đón con ở trường về rồi cùng nhau vào bếp chuẩn bị bữa tối thật ngon...

Rồi tôi lập gia đình, ra riêng và sinh con. Hết nghỉ thai sản tôi đi làm lại. Con còn bé chưa thể gửi nhà trẻ, nội ngoại lại ở xa nên tôi đành gửi con cho người hàng xóm trông hộ. Mới được ba ngày, bé ốm... thế là mẹ phải xin nghỉ. Mất cả tuần, vậy mà khi mẹ vừa đi làm lại thì bé... ốm tiếp. Cứ tưởng điệp khúc này sẽ chấm dứt khi bé đến tuổi đi nhà trẻ. Nhưng vào nhà trẻ rồi cháu ốm còn nhiều hơn, đến mức phải nằm viện. Và kết quả sau khi ra viện là... suy dinh dưỡng!

Trong hoàn cảnh đó vợ chồng tôi buộc phải tính đến chuyện “hi sinh” một người ở nhà chăm con. Tất nhiên tôi được... đề cử vì có nhiều “ưu thế”: lương thấp hơn, ít cơ hội thăng tiến, nếu cố đi làm có khi còn bị cho thôi việc vì không đảm bảo ngày công... Bấy nhiêu lý do đủ để tôi ngậm ngùi hát bài “đời không như là mơ” và cam phận nội trợ chuyên nghiệp từ đó.

Thời gian đầu sau khi nghỉ làm thật khó khăn. Tôi nhớ công việc, nhớ bạn bè... và trên cả nỗi nhớ là cảm giác cô đơn khi mất cơ hội giao tiếp, thấy mình lạc hậu dần với nhịp sống sôi động xung quanh. Bạn bè trách tôi sao không “đấu tranh” với chồng... Nhưng biết làm sao khi mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tôi không đề cao quyết định của mình như một sự hi sinh, đơn giản chỉ là lựa chọn cần thiết vào thời điểm ấy.

Trong xã hội hiện nay người phụ nữ sống rất độc lập, tự tin. Không ai thích bó mình trong khuôn khổ bếp núc nội trợ như xưa. Nhưng tùy theo hoàn cảnh mỗi nhà mà có sự điều chỉnh thích hợp, không thể bình đẳng theo kiểu “anh làm được thì tôi cũng làm được!”. Sự hơn thua tưởng chừng tích cực này đôi khi biến thành cuộc chiến không hồi kết thúc, như gia đình em họ tôi là một điển hình.

Em họ tôi là một phụ nữ rất cá tính, lại giỏi giang. Tất nhiên chồng cô ấy không hề thua kém. Hai vợ chồng say mê công việc, không ngừng thăng tiến trong sự nghiệp. Con cái họ ngoài thời gian học ở trường còn lại là... tự quản. Chúng đi đâu, làm gì vợ chồng cô ấy không hề biết, bởi sau giờ làm việc họ thường phải dự tiệc tùng, quan hệ đối tác... Cho đến lúc nhà trường báo về là cả hai đứa đều đã bỏ học thì họ mới phát hoảng!

“Kịch bản” tiếp theo hơi giống nhà tôi, nghĩa là họ cũng tính đến chuyện phải có một người hi sinh lui về tuyến sau để... củng cố hậu phương. Nhưng ai sẽ là người nhận trách nhiệm cao cả đó? Thật khó, bởi họ đều giỏi ngang nhau và quan trọng là... không ai nhường ai! Năm học sắp kết thúc mà “cuộc chiến trụ hạng” của họ vẫn chưa phân thắng bại, chẳng biết chuyện học hành của hai đứa nhỏ sẽ ra sao...

Có thể tôi đã may mắn vì không... giỏi bằng chồng nên sự lựa chọn cũng không quá khó khăn. Nhưng tôi vẫn tin thực chất đây không phải chuyện nan giải, chỉ vì chúng ta còn xem nặng cái tôi mà thôi.

Quỳnh My

CHUNG NHI - Tuoitre


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1578 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm