Chiến tranh lạnh trong hôn nhân

Ai cũng biết: "Lời nói là bạc, im lặng là vàng". Thế nhưng trong quan hệ vợ chồng, đôi khi vàng bạc lẫn lộn do người ta đã quá máy móc, nhất nhất đều tuân theo "chỉ dẫn" trên.

Trong những câu răn dạy dân gian, ưu điểm của nín nhịn rất được ca tụng. Nổi danh nhất là "Im lặng là vàng", rồi "Một điều nhịn, chín điều lành", "Chồng giận thì vợ bớt lời/Cơm sôi nhỏ lửa một đời không khê", "Người ta mất ba năm để học nói nhưng mắt cả đời để học im lặng"...

Tất cả đều ca ngợi sự khôn ngoan của người im lặng và răn đe những tác hại, đổ vỡ có thể xảy của việc ham nói. Không hơn thua, chấp nhất nhau ở lời nói là bí quyết vàng để gìn giữ hòa khí. Thế nhưng, như mọi loại thuốc đều có tác dụng phụ, cũng có trường hợp "chống chỉ định" với những lời khuyên dạy ấy.

Hãy chia sẻ với nhau để tránh tình trạng không tìm được tiếng nói chung dẫn đến hôn nhân đổ vỡ

Đang trong ấm ngoài êm, họ dẫn nhau ra tòa

Khi vợ chồng anh Thông và chị Hạnh đưa nhau ra tòa, cả khu phố đều ngạc nhiên. Các bà tám chưng hửng vì dù "mạng lưới thông tin" rộng khắp, hoạt động hiệu quả, họ cũng không dò được nguyên nhân.

 

Mọi người đoán già đoán non "một trong hai có nhân tình" nhưng không ai dám khẳng định, vì nếu vậy phải có cãi cọ, to tiếng, bắt ghen... Đằng này, nhà anh chị Thông yên lặng như tờ. Thậm chí sau khi nộp đơn ly hôn, anh Thông vẫn chở vợ đi làm, anh anh em em nhẹ nhàng, êm ái. Cả hai đối xử với hai bên gia đình nội, ngoại hiếu đễ, lễ phép chẳng khác trước.

Thẩm phán thấy vậy hết lòng khuyên hòa giải nhưng anh chị Thông đều không chịu nên bước sang giai đoạn ly thân. Hết thời kỳ ly thân, họ đến tòa yêu cầu ly hôn.

Hôm tòa xử đến phần chia tài sản, cả hai nói để họ tự thỏa thuận nhưng cứ nhất mực nhường nhau. Vợ cứ: "Anh lấy cái ti-vi mà coi đá banh", còn chồng: "Không, em lấy đi, không có nó lấy gì cho em theo dõi phim bộ Hàn Quốc"

Anh chồng bảo: "Thôi em giữ nhà đó mà ở, anh về ở với má được rồi", chị vợ lại lắc đầu: "Nhà đó tụi mình góp tiền cùng mua, cùng mượn nợ và cùng trả. Anh kêu bán đi, được bao nhiêu chuyển vô tài khoản em một nửa". Anh chồng không chịu, muốn vợ giữ căn nhà để ở vì: "Anh là đàn ông, ăn vạ ở vật đâu cũng được. Nhà đó giờ bán chia đôi đâu đủ tiền mua nhà khác"...

Cứ thế, bà thẩm phán thấy anh chị Thông còn thương nhau nhiều nên một lần nữa thật lòng khuyên họ xé đơn ly hôn và dọn về với nhau. Cả đời bà đã xử nhiều vụ ly hôn, vụ nào cũng muốn xông vào cắn xé nhau, coi nhau như kẻ thù không đội trời chung, hết giành của đến con, tranh chấp kéo dài chứ không êm ái, ngọt ngào như thế này.

Thế nhưng vợ chồng họ vẫn nhất quyết bỏ nhau. Cuối cùng, cả hai không thỏa thuận được chuyện căn nhà (vì cứ nhường nhau), tòa phải đứng ra giải quyết hộ.

Sau bốn năm sống chung êm ả, hòa thuận họ lại dắt nhau ra tòa

Vậy là anh Thông, chị Hạnh đường ai nấy đi. Tuy nhiên, các bà tám cũng chưa biết sao sau bốn năm sống chung êm ả, hòa thuận họ lại dắt nhau ra tòa. Đến vị thẩm phán cũng không biết lý do thực sự vì họ chỉ nhất mực nói chung chung: "Sống với nhau không hợp".

Ngay cả người trong cuộc cũng không biết rõ lý do đẩy họ đến nước ly hôn, tới bốn năm chung sống, họ không xô xát, cãi vã, bạo hành, nhục mạ hay người này lừa dối, phản bội người kia.

Họ chỉ biết ban đầu kết hôn vì yêu, nhưng dần dần, mọi thứ cứ nhạt và nguội đi cho đến khi cả hai thấy nhau như hai người bạn đồng nghiệp ít nói ở chung nhà. Đến lúc này, ngay cả chuyện ân ái vợ chồng cũng không còn khiến họ hứng thú.

Dần dà, họ chẳng màng đến nhau nữa. Trên giường, mỗi người ôm một quyển sách đọc cho đến khi một trong hai ngủ thiếp đi thì người kia buông màn, tắt đèn đi ngủ.

Lấy nhau bốn năm, hết hai năm anh Thông, chị Hạnh sống như thế. Là trí thức, họ biết đó không còn là đời sống vợ chồng nữa. Đấy là yên nhưng không ấm, hòa nhưng không thuận, êm nhưng không ái. Nói chung, đó không phải là hạnh phúc lứa đôi.

Sau khi ngồi lại nói chuyện nghiêm túc với nhau, cả hai đồng ý "giải thể" hôn nhân để mỗi người gầy dựng lại gia đình với một nửa khác, để còn sinh con đẻ cái, sống đời vợ chồng đúng nghĩa vì tuổi cả hai cũng đã hơn ba mươi.

Khi là "sát thủ giấu mặt" khiến họ rơi vào tình trạng đó?

Thực ra, "sát thủ giấu mặt" trong cuộc hôn nhân của anh Thông và chị Hạnh lại đến từ không khí gia đình quá mức "hòa thuận, yên ấm, chưa bao giờ nói nặng nhau một lời chứ nói chi đến xô xát, cãi vã".

Chị Hạnh là phó phòng kế toán, vốn là con gia đình nhà giáo, rất coi trọng lời ăn tiếng nói và sự hòa thuận, yên ẳng trong nhà. Tính nói lại suốt ngày làm việc với những con số là phép tính nên chị càng trầm lặng.

Trong quan hệ đối xử với gia đình chòm xóm, chị chưa bao giờ hơn thua với ai. Mỗi khi thấy tình hình có vẻ căng thẳng, nhiệt độ tăng cao bất thường, chị lập tức lẳng lặng rút lui. "Ngậm miệng chịu thiệt" là chủ trương đối nhân xử thế của chị.

Với chồng (anh là giáo viên dạy toán cấp III), chị lại càng nhất mực "gọi dạ, bảo vâng". Anh đúng hay sai chị cũng không tranh luận, cãi cọ, hạn chế tối đa bày tỏ quan điểm, chính kiến.

gia đình hạnh phúc là mơ ươc của nhiều người

Thời gian đầu mới cưới, cả hai nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn vì chưa quen tính nết, quan niệm, lối sống của người kia. Tuy nhiên, thay vì chấp nhận cọ xát, va đập thời kỳ đầu (như cho xe mới chạy rô-đa) rồi sau đó dần trở nên hiểu ý, ăn khớp với nhau thì cả hai cùng tránh né va chạm.

Mỗi khi thấy không khí trong nhà có vẻ hơi căng căng, y rằng hoặc chị ôm sách vào phòng đóng cửa hoặc anh lấy xe chạy vơ vẩn ngoài đường, chờ "hạ nhiệt" mới về. Sau đó, anh chị không bao giờ đề cập đến câu chuyện khiến họ khó chịu hôm trước nữa.

Có những lúc, anh Thông giận điên người trước cách hành xử của vợ hoặc chị Hạnh tức phát rồ vì chồng có lỗi mà không chịu nhận, nhưng chưa bao giờ những cơn giận ấy được dịp bùng phát. Chị áp dụng triệt để câu "một điều nhịn, chín điều lành". Còn anh là giáo viên, nặng sĩ diện, sợ nhất cảnh trong nhà ồn ào, to tiếng khiến thiên hạ cười chê, "ông giáo" mất thiêng với học trò, phụ huynh và lối xóm.

Thế là anh chị đua nhau nín nhịn, giữ hòa khí bằng cách thủ tiêu tranh luận và đấu tranh. Mỗi lần như vậy, do không giải tỏa được tâm trạng và cảm xúc nên trong bụng ấm ức, thành ra chiến tranh lạnh kéo dài.

Lâu dần, họ không chỉ im lặng khi giận dỗi, căng thẳng mà ngay cả lúc bình thường. Tình trạng kéo dài như vậy khiến họ mất đi thói quen trò chuyện với nhau. Khi có chuyện vui hay buồn, chuyện hay hoặc dở, mỗi người cũng tự "tiêu hóa" lấy nỗi niềm tâm sự của mình hoặc kể cho người khác chứ không để người kia cùng ca dự.

Tình cảm đóng băng do không có trao đổi và tranh luận

Người ta bảo không có tranh cãi thì không có làm lành; không có đối thoại thì không có trao đổi và thấu hiểu. Mối quan hệ giữa anh Thông, chị Hạnh dần đóng băng, tình cảm chết dần chết mòn lúc nào không biết. Tất cả là do nín nhịn không đúng cách. Đến khi giật mình nhìn lại, họ đã thấy tình chồng vợ hóa thành tình bạn bè, đồng nghiệp, chòm xóm. Nghĩa là họ tôn trọng, lịch sự, quý mến, phải đạo với nhau nhưng tình cảm không còn. Khi tình cảm không còn, hôn nhân sẽ là địa ngục.
Theo Phong cách

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 3032 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm