Đời sống hôn nhân của bạn thế nào?

Doi song hon nhan cua ban the nao
1. Người bạn đời của bạn lên cân, chừng 5-6 kg, và nói với bạn rằng: “Em/anh mập hơn vài ký gần đây.” Bạn sẽ đáp lại như thế nào?

a. “Em / anh sẽ giảm lại một ít ngay thôi. Một khi em / anh lưu ý về điều này, anh / em biết chắc rằng sự việc đã đến lúc dừng lại”.

b. “Coi nào, em / anh trông tuyệt đấy!”.

c. “Thật sự là anh / em cứ tưởng em / anh đang tập luyện cho kỳ thi ăn Olympic nào đấy chứ”.

d. “Nếu em / anh muốn, chúng ta có thể cùng nhau lên thực đơn lại. Cả hai sẽ cùng tuân theo chế độ ăn uống mạnh khỏe hơn”.

 

2. Bạn được thăng tiến hoặc nhận được tin nào đó rất lý thú. Bạn sẽ ngay tức khắc:

a. Kể cho người bạn đời nghe trước bất kỳ ai khác.
b. Kể cho bạn bè / đồng nghiệp và cùng họ ăn mừng.
c. Kể với người bạn đang sắp cùng làm ăn.
d. Kể cho mẹ của bạn.

3. Một ai đó rất gợi cảm quyến rũ bạn. Bạn sẽ:

a. Đưa đẩy, cảm thấy rất thú vị, và: “mong sẽ sớm gặp lại nhau”.
b. Cáo lỗi vì bạn nhớ rằng: “mình có cuộc hẹn”.
c. Cáo lỗi bằng cách nói rằng, “Xin thứ lỗi nhưng chồng / vợ tôi vừa nhắn và chúng tôi phải đi thôi”.
d. Đùa cợt lại và mời người đó đi uống nước.

4. Giả sử bây giờ là thứ Tư, đồng hồ điểm 9:30 tối, và bạn chỉ vừa “dụ” được các “thiên thần” chịu lên giường ngủ sau một ngày mệt nhoài vì công việc. Bạn sẽ:

a. Mở ti vi và “xin vui lòng đừng quấy rầy”.
b. Hỏi xem người bạn đời có muốn cùng đọc sách trong khoảng thời gian yên tĩnh này, hay cùng đi dạo một lát, hay sẽ “đùa nghịch” tí chút nơi phòng khách.
c. Phụ dọn bếp với người bạn đời của bạn.
d. Tiếp tục rời nhà và “cày” chuẩn bị cho buổi nói chuyện mà bạn đã tình nguyện.

5. Bạn vừa cãi nhau với vợ/chồng, và cũng có “động đậy tay chân tí tí”. Người đầu tiên bạn muốn tâm sự sẽ là:

a. Anh chị em ruột.
b. Một đồng nghiệp khác giới.
c. Một người bạn.
d. … chính “đối thủ” vừa rồi của bạn.

6. Khi một chủ đề phát sinh và bạn biết rằng bạn và chồng/vợ sẽ bất đồng về điều đó, bạn sẽ:

a. Chỉ đưa ra thảo luận khi biết anh ta / cô ta đang trong tình trạng thoải mái, để cả hai không “trợn má phùng mang” lên với nhau.
b. Làm theo ý bạn rồi sau đó mới nói với anh ta / cô ta.
c. Đem vấn đề ra bàn bạc với anh ta / cô ta theo hướng cởi mở.
d. Tránh đề cập đến chủ đề này bằng mọi giá.

7. Trung bình một tuần, bạn dành ra bao nhiêu giờ để chuyện trò, vui đùa hoặc cùng trải qua những giây phút “một mình” thú vị với người bạn đời?

a. Hơn 7 giờ.
b. Khoảng giữa 4 và 7 giờ.
c. Khoảng giữa 1 và 3 giờ.
d. Ít hơn 1 giờ.

8. Bạn nghĩ gì về đời sống tình dục với người chồng/vợ?

a. Khá đấy. Chúng tôi thật sự gắn kết với nhau.
b. Chán phèo!
c. “Sex xiếc” gì?
d. Thường thường tuyệt vời, đôi khi rất đặc biệt.

9. Lần cuối cả hai đi nghỉ một mình trong hai đêm hoặc hơn là:

a. Trước khi có con.
b. Trong vòng 6 tháng vừa qua.
c. Trong vòng năm ngoái.
d. Hơn một năm rồi.

10. Khi nghĩ về bạn đời, việc đầu tiên bạn nghĩ đến là:

a. Chúng ta quả tương xứng với những trò điên khùng của nhau.
b. Anh ta / cô ta đang cố gắng trở thành người bạn đời tốt. Tôi cảm giác rằng chúng tôi có thể vượt qua những trở ngại.
c. Làm thế nào tôi có thể chia tay anh ta / cô ta nhỉ?
d. Anh ta / cô ta thật đáng yêu và nhạy cảm và nhiều điểm tốt nữa.

11. Tuổi thơ của bạn:

a. Có tốt có xấu nhưng bạn không chắc lắm về việc nó tác động thế nào lên con người ngày nay của bạn.
b. Chỉ tốt thôi.
c. Có tốt có xấu và bạn có thể nhận ra những gì ngày nay bạn chịu ảnh hưởng bởi quá khứ.
d. Có tốt có xấu song bạn muốn quên nó đi.

12. Người bạn đời sẽ nói về bạn rằng:

a. Thật sự hiểu anh ta / cô ta và biết những gì anh ta / cô ta cần để nhận thấy rằng được yêu.
b. Chỉ hiểu chút ít về anh ta / cô ta nhưng sẵn lòng lắng nghe.
c. Cố gắng học cách đoán trúng ý.
d. Chẳng biết phải làm gì để thỏa mãn mong muốn cả.

13. Bạn và bạn đời rất “căng thẳng” về việc chọn trường cho con. Bạn sẽ:

a. Tranh cãi ngay trước mặt đứa con và giải quyết bằng cách áp đặt trường bạn đã chọn.
b. Thảo luận và tìm những điểm có thể dung hòa để mỗi người vẫn đạt được ý nguyện của bản thân ở mức độ nào đó.
c. Tranh cãi nhưng không cho con biết, và sau cùng một trong hai phải là người thua cuộc.
d. Thảo luận và đi đến giải pháp sẽ hỏi thêm thông tin từ người khác, đi xem nhiều trường khác trước khi quyết định.

14. Bạn nhận thấy người bạn đời đang không làm bổn phận của họ với những việc trong nhà. Bạn sẽ:

a. Bàn bạc, phân công nhiệm vụ từng người và rồi khoảng tuần sau mọi việc “vũ như cẫn”.
b. Tranh cãi nhưng không tìm ra giải pháp.
c. Không buồn nói đến vì biết chắc nó chẳng giúp gì cả.
d. trao đổi thẳng thắn, đề ra kế hoạch mỗi người sẽ cần làm những gì cụ thể và cứ thế thực hiện.

15. Bạn rầu rĩ vì ba mẹ đã mất gần hai năm rồi. Người bạn đời của bạn sẽ:

a. Không trách móc gì và đợi cho đến khi mọi việc tự nó tốt hơn.
b. Đe dọa sẽ bỏ bạn trong vòng vài tháng tới nếu bạn không thôi rầu rĩ.
c. Than phiền về bạn và nói với bạn rằng anh ta / cô ta sẽ còn phải chịu đựng bao lâu nữa.
d. Đưa bạn đến bác sĩ tâm lý và nói rằng anh ta / cô ta hiểu và sẽ luôn ở bên bạn.

Điểm số:

A B C D

1. 1 3 0 2
2. 3 1 0 2
3. 1 2 3 0
4. 0 3 2 1
5. 2 0 1 3
6. 2 1 3 0
7. 3 2 1 0
8. 3 1 0 2
9. 0 3 2 1
10. 1 2 0 3
11. 2 0 3 1
12. 3 1 2 0
13. 0 3 1 2
14. 2 1 0 3
15. 2 0 1 3

Kết luận:


 

• 40-45: hôn nhân tuyệt vời. Cả hai bạn hiểu lẫn nhau, có những kỹ năng hôn nhân cần thiết và biết cách sử dụng chúng. Và biết cách tự bảo vệ đời sống hôn nhân đáng trân trọng của mình trước những “chào mời” không tốt từ bên ngoài. Hãy tiếp tục những gì đã đem lại cho bạn cuộc sống hôn nhân này.

• 25-39: hôn nhân vững chắc. Bạn đang cố gắng duy trì và phát triển tình trạng hôn nhân của bạn cho tuyệt vời hơn. Bạn cũng sở hữu nhiều kỹ năng hôn nhân cần thiết song vẫn nên dành ra nhiều khoảng thời gian “một mình” hơn để mài dũa những kỹ năng ấy. Hãy lắng nghe và trao đổi cảm xúc của bản thân với nhau. Hãy nói về những gì có thể khiến cho đời sống hôn nhân của bạn trở nên đặc biệt và làm thế nào để tốt hơn.

• 10-24: hôn nhân không bền vững. Bạn cần phải học thêm nhiều kỹ năng để duy trì đời sống hôn nhân của gia đình, và phải biết rằng đó là điều tiên quyết giúp hôn nhân của bạn vượt qua được những trắc trở. Bạn bị sụp bẫy chỉ vì không biết cách đề ra kế hoạch và cùng thực hiện. Hãy tập trung và tự tin vào những quyết định của bản thân mà bạn đã xác định sẽ mang lợi lợi ích cho đời sống hôn nhân của mình.

• 0-10: hôn nhân không thỏa mãn. Bạn bị vỡ mộng bởi cuộc hôn nhân này. Nó không đem lại cho bạn tình yêu và sự chắp cánh mà trái lại, đang bào mòn năng lượng sống của bạn. Bạn cần ngay lập tức ngồi lại với người phối ngẫu và đề ra những cam kết hành động giữa hai người để thay đổi những gì đang diễn ra. Bạn cũng nên đi xin ý kiến giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn về hôn nhân - gia đình. Như vậy bạn sẽ vững tin hơn khi bắt đầu cuộc “thay máu” này.

BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (theo How Great Is Your Marriage? của M. Gary Neuman)


------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1621 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm