Các nhà khoa học ngờ rằng cảm giác cô đơn cộng với chấn thương tinh thần (stress) đã góp phần tăng nguy cơ bị ung thư vú của chị em.
Nghiên cứu trên chuột chỉ ra động vật sống một mình phát triển khối u nhiều gấp 84 lần so với những động vật bị bệnh ung thư sống theo đàn. Mặc dù kết quả nghiên cứu trên mới chỉ được chứng minh ở trong phòng thí nghiệm và trên cơ thể chuột, nhưng một số nghiên cứu khác trước đây đã tìm ra mối liên hệ giữa cảm giác cô đơn và hệ thống miễn dịch của cơ thể con người. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cảm giác cô đơn đã góp phần tích cực việc “rước bệnh vào người”.
Cô đơn là cảm giác trống rỗng, bị cô lập rất mạnh, gần với cảm giác tuyệt vọng và không có mối liên hệ với người khác. Anh chiase.anhso.net |
Trong nghiên cứu trên chuột được công bố trong tạp chí Proceeding số tháng 12/2009 của Viện khoa học Quốc gia Mỹ, các chuyên gia kết luận rằng sự tự cô lập và stress nắm vai trò quan trọng trong việc gây bệnh ung thư đối với con người.
Cảm giác cô đơn đã đưa con người đến tình trạng phiền muộn và suy sụp, các hormon trong cơ thể như adrenalin, serotonin và cooctizon sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, cơ thể còn gia tăng sản xuất các hormon stress khiến chúng gây ra thêm nhiều bệnh tật.
Cô đơn thực ra có ý nghĩa khác với việc một mình. Cảm giác một mình trong một số trường hợp lại là kinh nghiệm tốt và làm cơ thể trở nên thoải mái, tươi trẻ, tự do vì hoạt động khi một mình giúp con người tận hưởng được cảm giác thư thái, yên tĩnh, đo độ phản xạ tự nhiên của bản thân mỗi con người khi tìm về bản ngã.
Nhưng cô đơn lại khác, là cảm giác trống rỗng, bị cô lập rất mạnh, gần với cảm giác tuyệt vọng và không có mối liên hệ với người khác.