Cuộc sống hiện đại cũng kéo theo những hệ lụy, trong đó, trầm cảm là một trong những hệ lụy nghiêm trọng mà các nhà khoa học vẫn đang chật vật tìm phương thuốc chữa trị. Nguyên nhân nào khiến ta trầm cảm?
1. Thể chất
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Một số chuyên gia cho rằng, trầm cảm thường là hệ lụy của sự mất cân bằng các chất hóa học trong bộ não, do tình trạng thể chất sẵn có của mỗi người.
Các chất hóa học giúp truyền dẫn các thông tin trong hệ thần kinh nhanh nhạy và chính xác. Thuốc chống trầm cảm cũng được vận dụng nguyên lý hoạt động này, nó giúp thần kinh được cân bằng.
Thể chất yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm. Do cơ thể mệt mỏi, không hoặc ít vận động và giao tiếp với mọi người, khả năng miễn dịch và phản ứng (về ngôn ngữ, tư duy…) kém, từ đó dẫn tới căng thẳng thần kinh và trầm cảm là điều khó tránh khỏi.
2. Giới tính
Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hai lần so với nam giới. Nguyên nhân là sự thay đổi hooc-môn trong cơ thể nữ giới diễn ra liên tục và thường xuyên hơn nam giới.
Nếu có cái nhìn lệch lạc về giới tính, chuyển giới cũng là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm. Vì họ phần nào đã bị yếu tố tâm lý ảnh hưởng gián tiếp.
3. Tâm lý
Theo các chuyên gia tâm lý, những người sống thu mình, ít giao tiếp, bi quan, tự ti có nguy cơ mắc chứng trầm cảm cao hơn so với những người bình thường.
Đây là “thủ phạm” gây trầm cảm nhanh và mạnh nhất. Diễn biến tâm lý thất thường, thường xuyên chịu áp lực về tinh thần khiến cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, kiệt sức. Mắc trầm cảm là điều tất nhiên.
4. Thuốc và các chất kích thích khác
Thuốc ngủ, thuốc giảm đau…nếu không được dùng đúng chỉ định của bác sỹ sẽ rất dễ gây trầm cảm.
Rượu hay các chất gây nghiện khác là nguyên nhân gây trầm cảm phổ biến hoặc càng làm cho bệnh trầm trọng.
Những chất kích thích trên một khi đã xâm nhập vào cơ thể, nó kích thích hoạt động của mọi tuyến trong cơ thể đặc biệt là não và tuyến thận. Khiến cơ thể mệt mỏi, triền miên trong cảm giác mộng mị như trên mây. Từ đó dẫn tới mắc trầm cảm.