1. Luôn khen ngợi con với những gì bé làm được, cho dù đó chỉ là những điều nhỏ nhặt. Điều đó rất có ý nghĩa với trẻ, giúp trẻ hiểu mình đã làm tốt như thế nào. 2. Để con tự lập Hãy cho phép con tự làm mọi thứ, mặc áo, đi tất, buộc dây giày, chải răng… Nếu bé chưa thực sự sẵn sàng, bạn sẽ giúp bé bước khởi đầu, và chớ quá lo lắng khi bé chưa đạt được kết quả như mong muốn. 3. Tin tưởng Đừng ép con làm bất cứ thứ gì bé không thể. Nên để con hiểu bạn tin khả năng bé có thể làm những điều “lớn lao” hơn nữa.
4. Không trách con, chỉ trách cách cử xử Đừng chỉ trích con, thay vào đó, hãy phê bình hành vi của bé. Như vậy bé sẽ hiểu cách cư xử của mình không được bố mẹ tán thành và không nên tiếp tục như thế nữa. 5. Quan tâm đến sở thích của con Lũ trẻ đang dần lánh xa bạn, trong khi đó bạn lại không hiểu con mình. Việc bày tỏ quan tâm đến những gì con thích là điều rất quan trọng, hãy thể hiện sự tôn trọng và để tâm tới những gì con mình làm nhé. 6. Chấp nhận sự tự ti và nỗi sợ của bọn trẻ Bạn không bao giờ được coi nhẹ hay gạt điều này sang một bên. Nhớ lại quãng thời gian thơ ấu trước kia của mình với những thứ khiến bạn sợ hãi sẽ giúp bạn thấu hiểu con hơn. 7. Một nụ cười = mười thang thuốc bổ Tại sao bạn lại không vui đùa cùng những đứa con của mình nhỉ? Chính tiếng cười là cách tuyệt vời giúp mối quan hệ mẹ con, cha con thêm gắn bó. Ngọc Linh Theo Heathanswers - Dantri