Những cách đơn giản giúp bé hết nhút nhát

Để trẻ tự đến nhà bạn một mình, nhưng bạn hãy bí mật đi theo, nấp sau một cái cây hoặc hàng rào. Trẻ sẽ nghĩ rằng mình đi một mình và thấy tự tin hơn, bạn cũng chắc chắn bé đến nơi an toàn.

Mọi trẻ đều phải trải qua những giai đoạn khác nhau trong quá trình hoàn thiện khả năng giao tiếp. Trong quá trình đó, bạn có thể can thiệp để giúp bé hòa nhập tốt hơn.

Bạn có thể thử tìm xem trong những trẻ hàng xóm một bé sẽ là một người cùng chơi cùng phù hợp với con. giới tính không phải là vấn đề. Ở tuổi này cả bé trai và gái đều chơi cùng nhau một cách hết sức thoải mái.

Bạn cũng nên đến gặp mẹ của bé kia và giải thích vấn đề. Rằng bạn sẽ tổ chức một bữa tiệc nhẹ và muốn mời cả nhà sang. Đồ uống có thể được phục vụ trước và sau đó bọn trẻ có thể có một khoảng thời gian ngắn để chơi cùng nhau. Bạn nhớ là chỉ ít thời gian thôi. Thời điểm mà một trong hai đứa trẻ có dấu hiệu chán hoặc là mệt, thì có nghĩa là chuyến viếng thăm nên chấm dứt ở đây.

Bạn có thể gợi ý trẻ chơi một số trò đơn giản như thổi bong bóng xà phòng hoặc chơi nặn đất sét. Nếu mọi thứ tốt đẹp, bạn có thể làm việc khác mà không phải giám sát trẻ, nhưng hãy luôn để mắt đến trẻ để khi xảy ra xung đột bạn vẫn có thể can thiệp.

Tiếp theo, bạn có thể để trẻ thử đi sang nhà hàng xóm chơi. Điều này phải được chuẩn bị tốt. Bạn nên đi cùng trẻ đến nơi gặp và hẹn sẽ quay lại đón con vào một giờ nhất định, đề nghị rằng trẻ có thể gọi điện nếu muốn được đón sớm hơn. Có nhiều khả năng rằng bé có thể thấy hoảng sợ trong lần đầu tiên này và quyết định về nhà ngay.

Bạn cũng có thể chỉ cần đưa con đi bộ đến góc phố hoặc là đứng quan sát trong khi bé tự đi nốt quãng đường còn lại một mình. Sau đó, trẻ có thể được phép đi cả quãng đường mà chỉ có một mình.

Khi bé trở nên quen, bạn có thể mở rộng nhóm chơi của trẻ. Tuy nhiên chơi cùng nhiều trẻ thì có thể sẽ có nhiều xung đột hơn. Trẻ có xu hướng thích thể hiện mình và chia bè phái. Tuy nhiên điều này cũng có thể giải quyết. Không gì hiệu quả bằng việc thay đổi một chủ đề thú vị hơn nhiều: "Ai muốn giúp mẹ nướng bánh nào?" hoặc "Ai biết rửa xe như thế nào?"...

Và khi bé có những lời nói hoặc hành vi không thích hợp mà nhiều khi trẻ cũng không hiểu chính xác nó thế nào. Bạn hãy cho qua chuyện đó cho đến một thời điểm khác, để việc nhắc nhở của bạn không ảnh hưởng nhiều đến bé. Điều thực sự cần ở đây là một lời nói mạnh nhưng không tức giận như: "Đó không phải là cách mà chúng ta nói trong gia đình".

Khi trẻ làm gì sai, bạn không được phàn nàn mà chỉ nên nói "Con sẽ bị phạt ở trong phòng vì đã đẩy bạn". Bạn không nên hỏi: "Tại sao con làm thế" hoặc những câu hỏi tương tự. Điều này là cần thiết. Bạn sẽ không khiến trẻ xấu hổ trước các bạn khác.

Nam Phương (theo childdevelopment - vnexpress)


------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1749 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm