Mẹ và bé - Những đứa trẻ không chịu lớn

O - Ngồi cạnh tôi sáng hôm ấy trong quán ăn là một cô bé mà nhìn chiếc phù hiệu trên ngực áo, tôi biết em đang học cấp 3.

Điều khiến tôi ngạc nhiên là sau khi dặn dò cô bé ngồi yên một chỗ đừng đi đâu hết cho đến khi mẹ cô đi chợ xong quay lại đón; sau khi dặn dò kỹ lưỡng người bán hàng lấy cho cô món này, món nọ; người mẹ (độ trên 40 tuổi) lại tự tay nêm cho cô bé từ muỗng nước mắm, ớt, lấy sẵn muỗng, đũa… rồi mới chịu rời đi sau vài giây bịn rịn như thể chưa an tâm bỏ con ngồi lại ăn một mình… Tôi chợt hiểu cô bé chính là một trong nhiều đứa trẻ không chịu lớn mà chúng ta thấy ngày càng nhiều!

Mặc dù đã 26 tuổi nhưng Duy cũng chẳng khác một đứa trẻ mới lên năm là mấy bởi ngoài việc chơi game online mỗi ngày, Duy chẳng phải bận tâm lo tìm kiếm việc làm để phụ giúp gia đình hay ít ra là để lo cho bản thân. Cũng phải thôi bởi gia đình Duy vốn khá giả, là út lại là con trai một trong gia đình đông chị em gái, Duy được cưng như trứng ngay từ khi mới lọt lòng. Những người xung quanh chẳng lấy làm lạ vì đã quen nhìn thấy cậu quý tử “U30” ấy ăn sáng đã có mẹ mang lên tận phòng, ăn xong cũng không biết tự dọn cái đĩa dơ, áo quần cũng có mẹ giặt ủi xếp sẵn vào tủ. Tiền bạc thì lại càng không phải là mối bận tâm dù ở tuổi ấy, không ít bạn bè Duy đã là người đàn ông trụ cột của gia đình, thậm chí có người có đến… hai đứa con. Người thân hỏi thăm chuyện gia đình, tương lai, Duy chỉ nhún vai lắc đầu: “Lo chi mệt!”. Có lẽ, theo suy nghĩ của Duy, mãi mãi là đứa con bé bỏng trong sự chăm sóc của bố mẹ thì khỏe hơn, không cần phải lo lắng chi.

Cũng với suy nghĩ đó nên dù đã lập gia đình rồi nhưng Thụy vẫn còn lúng túng với việc xoay sở, chăm sóc gia đình riêng của mình. gia đình tuy không khá giả gì nhưng với mong muốn con mình sau này có chút danh phận ngoài xã hội nên bố mẹ Thụy không để cô bận tâm đến điều gì khác ngoài việc học rồi đi làm. Sau khi lập gia đình, lấy lý do con cái, công việc bận rộn, Thụy bàn với chồng dọn về ở gần nhà mẹ để tiện việc chợ búa, ăn uống mỗi ngày vì nhà mẹ cũng ít người, việc nhà gộp lại vừa tiện, vừa lợi. Sau giờ làm việc, vợ chồng về nhà đã có sẵn cơm nước, con cái đã có ông bà tắm rửa, dạy dỗ; Thụy chỉ còn mỗi việc dọn dẹp lặt vặt rồi nghỉ ngơi. Kể từ khi cô em gái bảo lãnh bố mẹ đi nước ngoài định cư, Thụy mới chới với… Gần 40 tuổi Thụy mới biết xách giỏ đi chợ vì chưa tìm được người giúp việc. Những lần đầu vô bếp, Thụy không biết nên buồn hay vui khi cậu con trai ngây thơ hỏi: “Mẹ có biết nấu cơm giống bà ngoại không?”.

Hoàng cũng là một cậu ấm kiểu như thế. Sau khi tốt nghiệp loại giỏi từ một trường đại học danh tiếng ở Singapore, Hoàng dễ dàng xin vào làm cho một ngân hàng danh giá của nước ngoài. Sau một vài va vấp trong công việc, Hoàng phải cầu viện đến sự chỉ bảo của… bố mẹ vì tự anh không quyết định được có nên tiếp tục làm việc ở chỗ cũ không? Nếu tiếp tục thì phải làm gì để vượt qua khủng hoảng?

Thế hệ cha mẹ hiện nay vừa trải qua giai đoạn khó khăn của đất nước, nay sinh con trong thời buổi kinh tế xã hội phát triển, họ luôn muốn con mình được sống trong điều kiện tốt nhất nên hết lòng chăm bẵm cho con từ miếng ăn, giấc ngủ… Nhưng phần lớn họ chỉ chăm lo đời sống vật chất của con mình mà ít để tâm đến (hay xem nhẹ) việc trang bị cho con các kỹ năng sống – một thứ “hành trang” quan trọng không kém để con họ tự tin, vững vàng trong cuộc sống. Bởi thế có người nhận xét rằng đã và đang có một thế hệ trẻ sinh ra có chiều cao, cân nặng, ngoại hình, điều kiện sống… rất lý tưởng, nhưng các kỹ năng sống tự lập thì không có vì họ đã quen phụ thuộc cha mẹ từ nhỏ. Điều này vô tình gây khó khăn cho chính con cái của họ (thậm chí là người thân của con cái họ sau này). Nhiều người trẻ bây giờ có không ít bằng cấp trong tay, chức vụ này nọ, ăn mặc, tiêu xài rất sành điệu… nhưng lại không có khả năng nấu một bữa cơm ra hồn, không biết chăm sóc khi con bệnh hoặc không có khả năng xử lý tình huống khi gia đình gặp sự cố… và thế là xung đột, mâu thuẫn liên tục xảy ra…

Tình trạng này cũng góp phần không nhỏ trong vô vàn lý do dẫn đến ly hôn ngày càng tăng ở những gia đình trẻ. Chăm sóc con cái tốt nhất khi ta có thể, nhưng đồng thời cũng nên dạy chúng tự đứng vững trên đôi chân của mình, để nếu không thể lo cho người khác thì ít ra chúng cũng có thể tự lo cho bản thân mình vì chẳng cha mẹ nào có thể làm lá chắn cho con suốt đời được!

Lê Thị Ngọc Vi

 


------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1443 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm