Vui vẻ và chơi đùa với trẻ:
Kỹ năng đầu tiên và cũng đơn giản nhất. Thế nhưng đáng buồn là một số phụ huynh lại thường bỏ qua việc này do những áp lực từ công việc,… Họ thờ ơ, thậm chí khó chịu, cáu bẳn với trẻ. Hãy cố gắng gạt đi mọi chuyện để tươi cười với con bất cứ lúc nào, và đừng khó chịu khi chúng rủ bạn chơi những trò chơi trẻ con.
Nhận ra và đáp ứng những nhu cầu của trẻ:
Chìa khóa để bạn bảo vệ con mình là luôn hiểu và đáp ứng được những nhu cầu của chúng. Điều này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. Những nhu cầu của trẻ sơ sinh thì rất đương nhiên: cho ăn lúc chúng đói, thay tã khi chúng ướt, ôm chúng khi chúng muốn được âu yếm,… Thế nhưng khi trẻ mỗi ngày một lớn lên, những nhu cầu của chúng cũng sẽ ngày một phức tạp hơn.
Tạo được sự cân bằng trong cảm xúc:
Tạo được sự cân bằng trong cảm xúc là một việc rất khó khi chúng ta thường hay giận dữ, bất mãn, băn khoăn và hậm hực. Những cảm giác này sẽ đẩy chúng ta vào sự mất cân bằng, và làm một bậc phụ huynh công bằng, dịu dàng, yêu thương càng khó hơn khi ta chìm ngập trong những cảm xúc này.
Thấu hiểu:
Nếu ta nhìn sâu vào những biểu hiện của trẻ, thấy được những gì chúng đang suy nghĩ dưới những biểu hiện đó, chúng ta sẽ dễ dàng kéo trẻ đi theo những con đường đúng. Bạn đã rèn luyện kỹ năng nhìn sâu vào bên trong và thấu hiểu con của bạn chưa?
Tự nhìn lại bản thân:
Hãy tự nhìn lại cách nuôi dạy con của mình , suy nghĩ, viết hoặc nói về cuộc sống của mình đang diễn ra như thế nào. Hãy đừng tiếc thời gian cho việc này, vì nó giúp ta trở thành phụ huynh tốt hơn.
Tìm ra giải pháp: sửa chữa quá khứ
Bất kỳ ai cũng có những tổn thương, mất mát nào đó từ thời thơ ấu. C thể mất bố hoặc mẹ hay một người anh em, tổn thương vì bị đối xử tệ hay bị bỏ rơi. Chúng ta có thể không mất đi một người thân vì họ qua đời, nhưng chúng ta lại mất đi tình yêu và sự chăm lo của họ bởi bệnh tật, sự buồn chán, nghiện ngập, tức giận hoặc stress. Tất cả những mất mát ngày trước có một tác động lớn đến ta và sẽ góp phần giúp ta trở thành một bậc phụ huynh tốt hơn. Hãy tìm ra những điều khiến ta tổn thương và tự chữa lành vết thương đó bằng hiện tại.
Chấp nhận bản thân:
Khi ta không la mắng con không có nghĩa là với chúng ta việc nuôi dạy trẻ như thế nào là không quan trọng. Thế nhưng cứ nghe mãi “đài radio một kênh”, với một bài hát phát đi phát lại sẽ không có ích gì cho con chúng ta. Vì thế hãy... chuyển kênh ngay. Hãychúc mừng những thắng lợi của con, hoặc có cách trò chuyện thấu hiểu con, không quá khắt khe hay làm con buồn khi nó mắc lỗi.
Liên kết- nâng đỡ:
Hãy tập trung vào quan hệ giữa bạn và con để việc nuôi dạy trẻ dễ dàng hơn. Ít khi nào các bậc phụ huynh có đủ sự giúp đỡ họ cần – dù là những giúp đỡ về mặt vật chất hay tinh thần. Vậy hãy xem lại bạn có thể tìm được sự trợ giúp ở đâu? Ai lắng nghe bạn và chú ý đến bạn sau cả một ngày bạn chú ý đến con bạn? Bạn có biết cách để tự yêu cầu được trợ giúp không?
Chuyển lo lắng thành tin tưởng:
Có lẽ ngược lại với lo lắng chính là tin tưởng – tin tưởng vào sự phát triển của trẻ, tin tưởng vào khả năng nuôi dạy con của bạn, tin tưởng vào sức mạnh của tình bạn, và tin tưởng vào sự kiên cường của trẻ.
Khánh Chi (Theo