Mẹ và bé - Đừng “giam lỏng” con!

- Mặc dù con cái đã lớn nhưng nhiều cha mẹ lại quản lý con như đứa trẻ mới lên ba. Họ luôn “đồng hành” với con từ việc đưa đón đi học, gặp bạn bè… khiến các bạn trẻ có cảm giác mình đang bị cha mẹ “giam lỏng”.

Đi đâu cũng có… cha mẹ

Mặc dù sắp hết năm học lớp 12 nhưng niềm vui của Kim Thơ (18 tuổi, Q.3, TP.HCM) chỉ gói gọn trong những mùa hè được gia đình cho về quê ngoại ở Tiền Giang. Cha mẹ của Thơ kết hôn muộn nên mọi người thường gọi Thơ là “con cầu con khẩn”. Từ nhỏ đến lớn, Thơ chưa bao giờ được ra ngoài đường một mình. Năm lớp 9, Thơ năn nỉ mãi, cha mẹ mới đồng ý nối mạng internet với điều kiện: “Máy tính đặt ở phòng cha mẹ. Con chỉ được dùng để học hành, không chat với bạn, không nghe nhạc, chơi game”. Đôi lúc sau buổi tan trường Thơ muốn được đạp xe về cùng bạn bè, được la cà ở quán cóc ven đường nhưng mới ra khỏi cổng, cô đã thấy cha hoặc mẹ chờ sẵn.

Trường hợp của Thùy An (22 tuổi, Q.Bình Tân) lại càng trớ trêu hơn. Cô là con gái duy nhất trong gia đình có bốn anh em trai. Với suy nghĩ “từ ngày có An, gia đình làm ăn phát đạt” nên cô được cả nhà nâng niu. Dù đi học hay mua sắm, cô đều được các anh chở đến tận nơi rồi “hộ tống” về tận nhà. Điều làm An phiền lòng nhất là việc gia đình  cấm cô gặp gỡ, nói chuyện với các bạn nam nếu người đó họ chưa gặp mặt. Có lần, một cậu bạn tình cờ hỏi đường, An chưa kịp trả lời thì đã bị bố “can thiệp”, sau đó mẹ và các anh còn “nhồi nhét” vào đầu cô hàng tá câu chuyện về việc nạo phá thai, giới trẻ yêu vội…

“Nhưng nhớ báo trước một ngày để mình xin cha mẹ nha?”. Đó là câu nói quen thuộc mà bạn bè thường nghe Ngọc Quyên (23 tuổi, Q.Gò Vấp) mỗi khi rủ Quyên đi chơi. Trong mắt cha mẹ, Quyên như một đứa trẻ dù cô vừa tốt nghiệp đại học. 23 tuổi nhưng cô không được phép chạy xe máy ban đêm với bất cứ lý do nào. Quyên cho biết: “Nếu đi chơi, bạn bè phải là những người cha mẹ đã gặp mặt. Mình phải về nhà trước 21g, rất ít khi về trễ. Chỉ một lần về nhà lúc 22g30 mà mình đã bị cha mẹ quở mắng rất nhiều”. Trước khi tốt nghiệp, Quyên năn nỉ mãi mới được cha mẹ cho đi cắm trại cùng với nhóm - điều mà từ khi vào đại học, họ chưa bao giờ gật đầu.

Nỗi niềm biết tỏ cùng ai?

Thông thường, việc quản lý chặt chẽ con cái xuất phát từ tình yêu thương và lo lắng cho con của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên việc kiểm soát quá mức này đã làm cho các bạn trẻ mệt mỏi, bị ức chế.

Tâm trạng luôn bị ức chế nhưng không thể chia sẻ cùng người thân khiến nhiều bạn ngày càng có khoảng cách với gia đình. Trên một diễn đàn, bạn trẻ có nickname tâm sự: “Tôi rất yêu bố mẹ, nhưng nếu cứ bị kìm kẹp đến vô lý như vậy mãi, liệu tôi có thể phát triển bình thường được không? Từ bé đến nay tôi đã lần nào làm gì sai đâu, vậy mà tại sao khoảng cách giữa tôi và gia đình ngày càng ngăn cách”.

Khi hỏi về cuộc sống hiện tại, Quyên gói gọn trong lời kể: “Mình cũng quen rồi. Đôi khi cảm giác bị ức chế, nhưng chỉ thoáng qua”. Quyên đã từng “đánh” vào tâm lý cha mẹ kiểu như “cha mẹ làm vậy là không tin tưởng con. Từ trước tới giờ con luôn học hành đàng hoàng, không chơi bời lêu lổng. Con đã lớn, bạn bè con, con biết tính tình mỗi đứa”, nhưng mỗi lần như vậy, thấy cha mẹ buồn, cô lại chùng xuống rồi mọi chuyện đâu lại vào đấy.

Nói về những ảnh hưởng của con cái khi bị cha mẹ “giam lỏng”, chuyên viên tư vấn Trần Thị Hồng Hà - Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình thuộc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lý giải: “Các bạn trẻ trong hoàn cảnh này thường cảm thấy không thoải mái và dễ bị stress. Khi cha mẹ cấm đoán nhiều việc sẽ khiến các bạn bị mất cân bằng về tâm lý. Việc kiểm soát thái quá của cha mẹ đã làm mất đi nhiều cơ hội của con cái. Đơn cử, việc giao tiếp với bạn nam là một cơ hội tốt để giúp các bạn nữ hình thành giới tính và biết cách đối xử phù hợp với từng đối tượng. Nhiều gia đình tưởng chừng “giam lỏng” con cái là an toàn, nhưng thực tế lại là một thiệt thòi cho con vì người trẻ thích năng động, thích được tin tưởng. Thậm chí, không ít bạn bị dồn nén quá mức nên phản ứng “ngược” bằng việc nói hỗn”.

Cũng theo chuyên viên tâm lý Hồng Hà: “Các bạn trẻ nên phản ứng tích cực với cha mẹ bằng cách nói chuyện một cách ôn hòa. Hãy để họ hiểu những cái “được”, “mất” hiện tại và có lời đề nghị với cha mẹ xung quanh vấn đề này. Nếu tình hình quá căng thẳng thì việc nhờ người lớn tuổi trong dòng họ can thiệp cũng là một giải pháp hữu hiệu”.

Võ Lệ

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1363 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm