Mẹ và bé - Con sính ngoại

- Không ít bậc phụ huynh phàn nàn về con cái ngày càng có tư tưởng sính ngoại. Không chỉ dừng lại ở tư tưởng, ngôn ngữ, mà đến cả việc tiêu dùng, phong cách, văn hóa ứng xử…

Vì đâu?

Dù đã được nhắc nhở nhiều, nhưng mỗi lần đi đâu về là Hà Nhung, 15 tuổi (Biên Hòa, Đồng Nai) lại nói gọn lỏn: “Hello ông”, “Hello bà”, “Hi, papa, hi mama”. Khi người lớn tỏ ra không bằng lòng với cách dùng ngôn ngữ “nửa nạc nửa mỡ” ấy, Hà Nhung liền phản ứng: “Nói như con mới là sành điệu”. Cách ăn mặc của Hà Nhung còn làm mọi người trong nhà đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Mặc đồ hiệu, đầu tóc vàng hoe, trông Hà Nhung như một cô gái Hàn Quốc “xịn”. Thực tế, không chỉ ba mẹ mà nhiều người bà con cũng khuyên nhủ Hà Nhung. Vậy mà, không những không thay đổi, cô bé còn tranh luận với cha mẹ để bảo vệ ý muốn của mình. Thậm chí có lần Hà Nhung thách thức: “Mẹ ba không được ngăn cản con, nếu không con sẽ ra ở riêng cho thoải mái. Ở bên Tây, cha mẹ không can thiệp quá sâu đến đời sống riêng tư của con cái. Lớn lên, con sẽ quyết tâm ra nước ngoài sinh sống”.

Chị Hà Như, mẹ của Hà Nhung tâm sự: “Sở dĩ con bé có cách nghĩ và lối sống sính ngoại đến mức lố bịch là do một phần lớn lỗi từ chính tôi. Từ khi con còn nhỏ, tôi đã vô tình “nhồi nhét” con tư tưởng chuộng đồ ngoại. Từ tiêu dùng hay ăn uống, do muốn chăm sóc cháu tốt nhất, nên tôi luôn tìm mua hàng hiệu đắt tiền của nước ngoài cho cháu dùng. Những khi ai cho hay tặng cháu áo quần mà tôi thấy không thích thì thường nhận xét: “Đồ này không phải hàng ngoại nhập nên mặc vào thấy rất quê mùa”. Giờ đây, điều kiện kinh tế gia đình không khá giả như trước, cộng thêm việc hàng hóa Việt Nam chất lượng ngày càng cao nên tôi có xu hướng chuyển sang xài hàng nội và hài lòng với cách chọn lựa đó. Nhưng thay đổi thói quen cho con là việc làm không dễ”.

Vì muốn con được tiếp xúc phương pháp học tập năng động, thoải mái của  nước ngoài, anh Hào (Dĩ An, Bình Dương) đã quyết định cho con học trường quốc tế. Tuy nhiên, càng lớn cậu bé càng có tư tưởng “sính ngoại”. Trong quan hệ với bạn bè, họ hàng, người thân, cậu bé luôn đưa ra sự so sánh và đánh giá về lối sống, cách ứng xử trong nước với nước ngoài. Và kết quả là lúc nào cậu bé cũng cho rằng “nước ngoài mới tốt”... gia đình anh Hào nhận ra rằng, do vợ chồng anh chị quá bận rộn với việc làm ăn mà phó thác hoàn toàn cho nhà trường, không định hướng kịp thời cho con. Vì thế, khi cậu con trai a dua theo bạn bè, thần tượng, chạy theo lối sống của người nước ngoài mà không phân biệt được tốt hay xấu, phù hợp hay không phù hợp.

Sính ngoại không hẳn là xấu

Sính ngoại không hẳn là xấu, nếu tư tưởng và hành động đó phù hợp với lối sống và văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chẳng hạn như: sính ngoại trong cách suy nghĩ độc lập, quyết đoán, tư tưởng phóng khoáng, sống tự giác và mạnh dạn trong mọi hoàn cảnh. Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, văn hóa xếp hàng ngay ngắn ở nơi công cộng, thói quen sống tiết kiệm, biết bảo vệ, giữ gìn môi trường... Quan trọng là cha mẹ phải phối hợp chặt chẽ cùng thầy cô để định hướng cho trẻ thấy được thể hiện trong hoàn cảnh nào mới phù hợp. Nếu trẻ thích dùng ngoại ngữ trong giao tiếp, thì phải chọn đúng ngữ cảnh, hợp đối tượng. Điều này sẽ giúp rèn kỹ năng, tăng thêm vốn liếng từ ngữ và thói quen giao tiếp bằng ngoại ngữ cho bản thân.

Các bậc cha mẹ phải cùng con xác định những điều tốt đẹp trong nền  văn hóa tiến bộ của các nước trên thế giới mà trẻ đang chuộng để làm giàu cho nền văn hóa dân tộc như văn hóa xếp hàng, trách nhiệm trước cộng đồng, ứng xử lịch sự trong giao tiếp... Khuyến khích con trẻ vận dụng những hiểu biết đó thể hiện một cách sinh động vào cuộc sống.

Nếu con bạn thích nói chuyện bằng ngoại ngữ thì nên giúp trẻ xác định mình đang ở đâu, nói với ai và quan trọng là có cần thiết hay không. Như thế, trẻ sẽ dần dần nhận ra được khi nào cần dùng ngoại ngữ để trao đổi, vừa để tăng thêm vốn từ vựng, vừa thể hiện mình là người có văn hóa.

Khi con có xu hướng thực dụng, sính ngoại trong phong cách, lối sống, bạn không nên gay gắt, chỉ trích con. Nhiều khi trẻ không biết được những điều mình thể hiện là không phù hợp với hoàn cảnh sống. Cần phải khéo léo uốn nắn dần để con trẻ nhận thức đầy đủ và thay đổi một cách tự giác. Không nên quát tháo ầm ĩ hoặc cấm con khi chúng có những biểu hiện sính ngoại trong ăn mặc. Các bậc phụ huynh hãy coi đây là cơ hội để định hướng, cố vấn cho con có gu thẩm mỹ phù hợp. Đồng thời, phát triển tính sáng tạo trong cách phối hợp các trang phục để tôn lên vẻ đẹp của con.

Lê Phạm Phương Lan (Giảng viên tâm lý học)

 


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1329 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm