Mẹ và bé - “Bạn xấu” của con

- Tuần rồi, khi ngồi chờ rước con trước cổng trường, tôi nghe một chị phụ huynh kể rằng trong lớp của con tôi vừa xảy ra một vụ mất cắp tiền quỹ (300.000 đồng) của cô bé lớp trưởng.

Tôi phát hoảng khi nghe thủ phạm chính là Thành, bạn thân của con tôi. Tan học, thấy con nắm tay Thành bước ra cổng, tôi nóng máu, kéo tay con và mắng: “Con vẫn chơi với thằng Thành nữa à? Nó là thứ ăn cắp xấu xa. Mẹ cấm con không được chơi với nó nữa!”.

Thông thường, con tôi nói chuyện “miệng không kịp kéo da non”, nhưng lần này im bặt suốt đoạn đường về nhà. Tới nhà, con bước vào phòng, đóng sầm cửa lại. Đến giờ cơm, con không ngồi cùng mâm mà bới tô cơm lên phòng, vừa ăn vừa chơi game. Tôi lo lắng, gọi chồng về ngay để bàn hướng giải quyết. Ông xã nghe tôi thuật lại câu chuyện, nổi giận, đập cửa phòng con la lớn: “Đã giao du với bạn xấu, mẹ dạy bảo còn tỏ ra chống đối nữa. Ba mà còn thấy con đi chơi với thằng Thành là ba đánh chết. Con chơi với nó riết con trở thành đứa ăn cắp. Đó, chưa gì đã thấy con hỗn hào với ba mẹ rồi”. Con tôi vốn là đứa hiền lành, hôm nay bỗng có biểu hiện thái quá. Con bịt tai và hét: “Ba mẹ đừng xen vào chuyện của con, để con yên. Con lớn rồi chứ đâu phải con nít”.

Sợ con “gần mực thì đen”, vợ chồng tôi tìm mọi giải pháp để cách ly con với bạn xấu. Hỏi ý kiến của hàng xóm, đồng nghiệp, chúng tôi càng hoang mang. Con của họ cũng chỉ tầm tuổi 15 mà chơi với bạn hư nên đã nhiễm thói trốn học, ăn chơi lêu lổng, đua xe, đánh bài, nghiện game, hút thuốc, uống rượu, đánh nhau… Thế là tôi cài “trinh thám” là nhỏ bạn cùng lớp của con để biết tình hình đôi bạn đến đâu. Thật thất vọng là con tôi vẫn bỏ qua những lời răn dạy của mẹ cha. Hai đứa tiếp tục khảo bài cho nhau, vẫn chơi chung vào giờ giải lao, cùng nhau đi mua nước giải khát ở căng-tin. Vậy mà trước mắt cha mẹ, con tôi lại tỏ ra không còn gắn bó với Thành.

Nỗi lo lớn nhất của tôi là con sẽ “học tập” thói xấu của bạn hoặc bị chính người bạn này lợi dụng tiền bạc. Trước đây, nhà tôi có một hộp tiền lẻ (khoảng 100.000 đồng) để mọi thành viên trong gia đình tiện tay lấy tiêu vặt. Từ vụ việc này, tôi dẹp hộp tiền và bắt đầu kiểm soát gắt gao tiền bạc của con. Khi con xin tiền mua dụng cụ học tập, vợ chồng tôi sợ con nói dối, qua mặt nên cứ rào đón: “Con đưa tiền cho thằng Thành chứ gì, ba mẹ biết hết rồi, con khai thật đi”. Con không nói gì, liệng cặp xuống nền nhà rồi lên thẳng phòng. Không khí gia đình nặng nề, đầy những uất ức, nghi ngờ, bất lực, lo âu.

Một tuần trôi qua dài hơn thế kỷ, cho đến khi tôi được chuyên viên tâm lý Ngọc Anh (Trung tâm tư vấn tình yêu - hôn nhân - gia đình, 145 Pasteur, Q.3, TP.HCM) tham vấn, gợi mở. Tôi vỡ ra rằng, bi kịch của mối quan hệ mẹ con của tôi từ việc tôi gọi bạn thân của con là “bạn xấu”. Tôi chỉ nhìn Thành ở mỗi khía cạnh “ăn cắp tiền”, còn con tôi nhìn bạn toàn diện hơn. Ở Thành có nhiều ưu điểm thu hút con tôi nên chúng mới kết thân với nhau. Khi tôi nhận xét thiếu công tâm về Thành, con tôi không những không nghe theo mà còn bất mãn. Tác dụng ngược nẩy sinh là khi tôi càng cấm, mối quan hệ của đôi bạn càng được củng cố, thắt chặt. Nếu có ai đó tách ra khỏi con thì chính là tôi chứ không phải bạn nó.

Ngay buổi tối được tham vấn, tôi và chồng bắt liên lạc với ba mẹ Thành để bàn nhau cách ứng xử tích cực trước thói ăn cắp tiền của con. Ba mẹ Thành nhận thấy cần gần gũi, quan tâm hơn để nắm bắt nhu cầu của con, giúp con không bị cô lập ở trường lớp. Lần đầu tiên tôi mời con ra quán uống nước và xin lỗi vì đã can thiệp thô bạo vào mối quan hệ của con. Tôi bày tỏ cho con hiểu nỗi lòng của cha mẹ mong muốn con nên người. Tôi hỏi, theo con thì cách phản ứng của cha mẹ nên như thế nào là tốt nhất? Thật bất ngờ, khi tôi đứng ở vị thế một người bạn thì con tôi thể hiện quan điểm một cách rất tự nhiên, thoải mái.

“Ba mẹ không nên vội tin. Chưa chắc bạn của con có làm những việc như thế. Mà nếu bạn có lỡ đã làm thì đó cũng chỉ là hành vi xấu chứ không hẳn đã là người xấu. Thật sự con rất cần ba mẹ phân tích thế nào là hành vi xấu để con không sa vào, chứ con không thể nghe lời ba mẹ để ngay lập tức tẩy chay, cô lập bạn. Ai cũng từng có biểu hiện xấu, nếu con cứ lần lượt nghỉ chơi thì con chơi với ai? Và lúc con có biểu hiện xấu thì sao?”.

Càng lắng nghe con, tôi càng thấm. Khi tôi chưa là người bạn tốt nhất của con mình, ít ra tôi cũng cần tôn trọng, vun đắp tình bạn của nó.

Hoa Hường (Q.8, TP.HCM)

 


------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1346 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm