Đứa con trai tỏ ra khó khăn khi nói chuyện một cách thân thiện, hoặc đứa con gái cứ nhìn chằm chằm xuống đất khi được giới thiệu với người lạ... con bạn có thế không?
Chị Hòa có cô con gái hơn 5 tuổi và chuẩn bị đi học lớp 1, thế nhưng chị không yên tâm một chút nào về con. Dù là con bé đã đi học mẫu giáo được 3 năm nhưng nó cũng chẳng quen nhiều bạn, đến lớp cũng rất rụt rè và hầu như chỉ là chơi loanh quanh. Ban đầu, cô giáo còn nghĩ có khi con chị bị tử kỉ, nhưng xét thấy về nhà cháu vẫn chơi ngoan, vẫn nghe lời mẹ và vẫn biết làm theo những gì mọi người bảo, nên chị Hòa không khỏi băn khoăn. Đưa con đi khám thì bác sĩ bảo bình thường. Hóa ra, vấn đề của con bé chỉ là quá nhút nhát mà thôi.
Nghe lời mọi người, chị Hòa đã tìm mọi cách để khắc phục tính nhút nhát cho con, kể cả việc thường xuyên đưa con đi chơi ở chỗ đông người, hoặc cho con tham gia các buổi văn nghệ, liên hoan... nhưng xem ra con bé không bạo dạn hơn được là mấy. Giờ đây, con bé lại sắp vào lớp 1, chị Hòa lại càng lo lắng hơn.
Cùng cảnh ngộ của chị Hòa là chị Mai. Cậu con trai của chị Mai năm nay đã học lớp 7, nhưng cũng được xếp vào danh sách những đứa trẻ "ngoan" nhất lớp, vì cậu bé chẳng quấy phá hay làm bất cứ điều gì "gây mất trật tự" ở lớp cũng như ở trường. Đơn giản bởi cậu bé quá nhát, ngày nào cũng chỉ đến trường học và đi về nhà, không dám tham gia trò chơi nào cùng các bạn, không dám làm trò quậy phá dù các bạn có lôi kéo đến đâu, thậm chí cậu bé còn không dám cả giơ tay phát biểu vì sợ mình nói sai thì xấu hổ.
Là cha mẹ, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi con mình quá nhút nhát? Đứa con trai tỏ ra khó khăn khi một đứa trẻ đang cố bắt chuyện một cách thân thiện, hoặc đứa con gái cứ nhìn chằm chằm xuống đất khi được giới thiệu với người lạ... con bạn có thế không?
Những đứa trẻ nhút nhát thường tỏ ra rụt rè khi đến chỗ lạ, nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với đồ vật lạ. Điều này sẽ làm cho trẻ thiếu những kinh nghiệm ứng xử xã hội, không tự tin trong những tình huống và dễ gặp những rủi ro xã hội không mong muốn. Lâu dần, hậu quả có thể là trẻ xảm thấy xa rời mọi thứ mới lạ, từ chối xã hội và trở thành tự kỉ.
Chắc chắn không bậc làm cha mẹ nào mong muốn điều này. Vậy nên, nếu con mình quá nhút nhát thì cha mẹ hãy là những người bạn của con để giúp con thoát khỏi cảm giác rụt rè, sợ sệt này để trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong các hoạt động và giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống.
Sử dụng mẹo nhỏ sau đây để tăng sự tự tin của trẻ trong môi trường xã hội:
1. Khuyến khích giao tiếp bằng mắt: Khi bạn đang nói chuyện với con, hãy nói: "Nhìn vào mắt mẹ đây" hoặc "con nhìn mẹ này, mẹ muốn nhìn thấy đôi mắt con"... Bằng cách áp dụng cách thức này thường xuyên, con bạn sẽ sớm quen dần với việc giao tiếp bằng mắt.
Mẹo: Nếu con bạn cảm thấy chưa quen trong việc sử dụng giao tiếp bằng mắt, hãy nói với con là nhìn vào mũi của người nói. Với một vài lần thực hành, con bạn sẽ tự tin hơn mà nhìn vào mắt của người nói.
2. Dạy con giao tiếp cởi mở và gần gũi hơn: Lập một danh sách các cuộc trò chuyện cởi mở đơn giản mà con có thể tham gia cùng các nhóm khác nhau, ví dụ như: con có thể nói gì với người đã quen, với người chưa hề quen, một người bạn lâu không gặp, một học sinh mới hay một người bạn con thường cùng chơi ở sân... Sau đó, lần lượt cho con "thực hành" cho đến khi con cảm thấy thoải mái khi nói một mình.
Mẹo: Cho con thực hành kỹ năng đàm thoại qua điện thoại với một người lắng nghe ở đầu bên kia là luôn luôn ít đe dọa cho trẻ em và trẻ cũng đỡ xấu hổ hơn.
3. Luyện tập các tình huống xã hội: Chuẩn bị con bạn cho một sự kiện xã hội sắp tới bằng cách mô tả sự chuẩn bị, kỳ vọng, và những người tham dự. Sau đó giúp con thực hành như thế nào để trả lời và nói chuyện với những người khác, các cách cư xử cơ bản, kỹ năng đàm thoại cơ bản, và ngay cả làm thế nào để nói chào tạm biệt một cách duyên dáng.
4. Thực hành kỹ năng với trẻ cùng trang lứa: Philip Zimbardo, chuyên gia nổi tiếng nghiên cứu về sự nhút nhát, đề nghị nên cho những đứa trẻ nhút nhát cùng tham gia những trò chơi ngắn, đơn giản cùng những đứ trẻ khác nhỏ tuổi hơn. Điều này sẽ giúp trẻ thực hành dần các kỹ năng xã hội bằng cách bắt đầu một cuộc trò chuyện, quan sát và cố gắng học theo những đứa trẻ khác...