Giấc ngủ của trẻ: Những điều cần chú ý

Giấc ngủ là rất cần thiết cho sự phát triển của bé vì nó là yếu tố quan trọng để cơ thể trẻ nghỉ ngơi đầy đủ sau khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Khi bé ngủ, cũng có nghĩa là mẹ được nghỉ ngơi. Ban đầu, các bé sẽ ngủ khoảng 16 đến 17 giờ trong ngày, bao gồm cả ngủ ngày và ngủ vào ban đêm. Trẻ sẽ điều chỉnh giấc ngủ tốt nhất theo nhu cầu riêng của mình và mỗi đứa trẻ thì có giấc ngủ ngắn dài khác nhau.

Giờ ngủ của bé

Ở giai đoạn một tháng tuổi bé sẽ ngủ trung bình khoảng 5 đến 6 giờ vào ban ngày; ở ba tháng tuổi, trẻ sẽ ngủ khoảng 5 giờ. Một em bé 1 tuổi sẽ có một giấc ngủ ngắn khoảng 2,5 giờ trong ngày. Thay đổi thời gian ngủ ở trẻ cũng phụ thuộc vào nền văn hóa, và ở mỗi cá nhân trẻ là khác nhau.

Hầu hết các em bé sơ sinh thường bú sữa mẹ trước khi và mỗi trẻ sơ sinh có giấc ngủ ngắn hơn so với ở những độ tuổi khác.

Giấc ngủ đầy đủ là điều cần thiết cho sự phát triển não của em bé, và giấc ngủ trưa có tác dụng cải thiện trí nhớ và sự nhạy bén trong việc tiếp nhận thông tin vào não bộ ở trẻ. Ngủ trưa không chỉ giúp con của bạn nghỉ ngơi tốt, mà nó còn giúp bé bớt khó tính hoặc không còn cáu kỉnh. Nó cũng giúp trẻ ngủ bì cho giấc ngủ đã bỏ lỡ đêm hôm trước.

giấc ngủ của bé con

Lịch trình giấc ngủ của em bé

Lịch trình giấc ngủ của một em bé mới sinh bao gồm những giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng khi trẻ lớn hơn, thời gian ngủ trưa của trẻ phát triển theo một lịch trình. Điều này sẽ khiến cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi sau chuỗi ngày bé ngủ thất thường trước đó. Tốt nhất là hãy để trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn sau hai giờ thức dậy, sau bữa ăn trưa, và vào đầu mỗi buổi tối.

Nếu các mẹ không tạo được thói quen ngủ cho trẻ, trẻ sẽ quấy khóc, cáu kỉnh và tất yếu cơ thể trẻ sẽ chậm phát triển, thậm chí còi cọc. Trẻ có thể ngủ trưa trong khoảng từ 1 đến 2 giờ mỗi lần, mặc dù với một số em bé khác, giấc ngủ trưa có thể chỉ ngắn hơn 45 phút. Mỗi trẻ có mỗi lịch trình giấc ngủ khác nhau do đó các mẹ có thể tạo một cuốn nhật kí về giấc ngủ của trẻ để tìm ra lịch trình giấc ngủ chính xác cho con mình và cố gắng để trẻ tuân theo chính xác lịch trình giấc ngủ đó, như vậy trẻ sẽ lớn nhanh và phát triển hoàn thiện hơn.

Các dấu hiệu trẻ muốn ngủ

Việc nhận biết khi nào trẻ muốn đi ngủ là rất cần thiết bơỉ nó sẽ giúp mẹ ru trẻ ngủ ngay khi trẻ chưa rơi vào trạng thái quá mệt và cáu kỉnh. Khi một đứa trẻ muốn ngủ, trẻ có thể dùng tay cọ xát vào đôi mắt; ngáp; trở nên chậm chạp hơn, không hiếu động nữa mà trầm tĩnh hơn, trẻ có thể mút ngón tay cái của mình, hoặc cho một món đồ chơi nào đó trước khi ngủ say.

Lúc này mẹ có thể phải hát ru hoặc đọc một câu truyện ngắn, hoặc cho trẻ nghe nhạc hoặc mẹ xoa lưng, vỗ về trẻ... Với các động tác đó của mẹ, trẻ sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1745 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm