AVS -Sai lầm vì không cho con tiền tiêu vặt?

Chị Lan hốt hoảng khi thấy cô giáo ghi vào sổ liên lạc của cậu con trai học lớp 1: “Mời bố mẹ đến giải quyết việc con vay tiền của các anh lớp 5 để mua quay ”.

Sai lầm vì không cho con tiền tiêu vặt?

Cu Bờm nhà chị Lan (Kim Mã – Hà Nội) từ bé tới giờ, chẳng bao giờ biết tiêu tiền. Tiền mừng tuổi, bé đưa mẹ cất hết. Bé cần gì, bố mẹ đều mua cho, từ cái kẹo mút đến sách vở, quần áo. Hỏi bé các các loại tiền bé cũng chẳng biết nốt. Không biết bao lần cả nhà cười ồ lên vì bé “phát minh” ra có tờ tiền 3.000, 40.000, 60.000. vợ chồng chị Lan rất yên tâm vì cho con làm quen sớm với tiền cũng chả ích lợi gì.

Thế mà chiều hôm qua đi học về, chị hốt hoảng khi thấy cô giáo ghi vào sổ liên lạc của con: “Mời bố mẹ đến giải quyết việc con vay tiền của các anh lớp 5 để mua quay”.

Căn vặn, mắng con một hồi, chị mới biết vì con thích chơi những con quay bán ở ngay cổng trường mà không có tiền mua, nên anh Bi (nhà cùng khu tập thể với nhà chị) cho em Bờm vay, mua một con quay. Mấy hôm không thấy em trả, anh Bi xuống mách cô giáo đòi tiền mua quay.

Cũng giống như chị Lan, nhiều bậc phụ huynh rất băn khoăn có nên cho con vài nghìn để tiêu vặt hay không? Mẹ Hà Chi cho biết: “Con gái mình hiện đang học lớp 3. Đôi khi mình cũng cho cháu vài ngàn để tiêu vặt. Dạo này, cháu hay hỏi xin tiều tiêu vặt hơn (chỉ 5000 đ/ lần). Nếu không cho, cháu không vui ra mặt”.

Nhiều bé chưa biết cách tiêu tiền, nhưng vì “các bạn con đều được bố mẹ cho tiền” nên về cũng ra sức xin mẹ.
Mấy tuổi nên dạy con tiêu tiền? (Ảnh minh họa)

Mẹ hãy nghĩ “thoáng” một chút
Rất nhiều mẹ cho rằng nên cho con tiền tiêu vặt.

“Mình thường cho con tiền tiêu vặt. Ban đầu định không cho, nhưng thấy một lần cu cậu được cho tiền tiêu vặt thì rất khấn khởi, vui vẻ. Mình nghĩ thỉnh thoảng cho bé tiền để bé cảm thấy mình là người lớn”. Mẹ Tùng Lâm chia sẻ. Đã có trường hợp xảy một chàng sinh viên ĐH không biết tự mua đồ ăn sáng cho mình.

Theo chuyên gia tâm lý Lê Khanh, nhiều phụ huynh không cho con tiền vì sợ rất nhiều thứ (con mua đồ chơi không phù hợp, đồ ăn uống mất vệ sinh...).
Nhưng không có tiền trong túi, bé lại mặc cảm hoặc bị lệ thuộc vào các bạn có tiền ở trong lớp. Điều này còn tệ hại hơn so với việc con bị đau bụng vì ăn quà bánh hay mua sắm linh tinh.
Tuy nhiên, không vì thế mà bố mẹ cho con tiêu tiền một cách thoải mái.

Mẹ không nên chỉ cho rồi mặc kệ con muốn làm gì với số tiền đó cũng được. Buổi chiều đi học về, mẹ nên hỏi bé đã làm gì với số tiền đó và hướng dẫn cho bé cách tiêu xài tiền đúng mực (nên mua cái gì, mua bao nhiêu là đủ, không nên mua cái này vì mất vệ sinh, đắt quá...). Cũng không nên buộc con phải chi tiêu theo ý muốn của bố mẹ.

Cho bé tiền đôi khi mẹ cảm thấy yên tâm hơn nhé. Nếu khát nước hoặc đói bụng, bé có thể tự mua đồ ăn uống cho mình. Mẹ cũng phải thị sát căng-tin trong trường vài lần để xem giá cả món ăn đồ uống có hợp với bé và có thể hỏi cô bán hàng xem bé có mua đồ ở đó không.

Nhiều cha mẹ lại không cho con tiếp xúc với tiền vì nghĩ rằng tiền rất “xấu” và có thể làm hư bé. Mẹ thử nghĩ xem nếu bé xa lạ và không biết sử dụng tiền, khi phải tự làm việc gì đó một mình, bé rất khó xoay xở. Các mẹ nên cho các cháu quen dần với việc dùng tiền. Khi các con có khái niệm sở hữu thì tiếp theo cháu mới có khái niệm tiêu xài hợp lý và để dành tiền được. Mẹ ơi, nên dạy con cách tiêu tiền đúng mục đích, hợp lý tốt hơn là không cho bé tiền.

Nhiều mẹ lại dạy con cách tiết kiệm tiền nếu con không tiêu hết tiền tiêu vặt mẹ cho trong một tuần: “Khi nào được một khoản “lớn”, con sẽ làm được những việc con thích.

Các bé còn nhỏ, hầu hết chưa biết đếm tiền thừa, tiền trả lại. Khi cho con tiền, mẹ cũng nên dạy con tính nhẩm tiền trả lại. Nên cho con những tờ tiền có mệnh giá nhỏ 1.000, 2.000, 5.000, 10.000. 20.000 để con dễ tiêu. Không nên đưa những tờ tiền có mệnh giá lớn, phòng khi bé làm mất.

Nên dạy bé tiền tiêu vặt dùng để chi tiêu cho những việc sau :

- Mua vé xe bus đến trường.

- Ăn uống ở căng-tin khi con thấy đói bụng và khát nước.

- Tiết kiệm để làm những việc lớn hơn

- Có thể mời bạn bè ăn uống

- Làm từ thiện, cho người ăn xin.

Thỉnh thoảng mẹ cũng nên nhờ bé đi mua hộ đồ lặt vặt ở cửa hàng gần nhà để dạy bé cách tiêu tiền. Nếu bố mẹ lúc nào cũng lo lắng cho con từ việc nhỏ nhất, không dạy con cách tiêu tiền, bé sẽ ỷ lại, thiếu hiểu biết.

Cho con tiền tiêu vặt từ lúc mấy tuổi?

Mặc dù  rất nhiều nghiên cứu cho thấy các bố mẹ hầu hết cho con tiền tiêu vặt khi con được 6 -7 tuổi, đi học tiểu học. Nhưng không có một đáp số chung cho tất cả các bố mẹ. Tùy theo tính cách, điều kiện và hoàn cảnh gia đình, bố mẹ có thể tự quyết định nên cho con tiền tiêu lúc nào là hợp lý.

Nhiều bố mẹ hứa cho con tiền khi sai con làm giúp việc nhà. Điều đó cũng góp phần giáo dục trẻ hiểu được làm ra tiền vất vả thế nào. Nhưng không nên lặp lại điều này thường xuyên. Nó khiến trẻ sẽ mặc cả khi làm việc nhà và gây nên việc hiểu không đúng về việc làm việc nhà là trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.

Tuy vậy, không có nguyên tắc chung nào cho mỗi gia đình. Nếu con bạn làm các việc nhà rất tốt, bạn hoàn toàn có thể thưởng cho con. Nếu bạn quyết định cho con tiền khi sai con giúp việc nhà, thì hãy giải thích rõ ràng nhiệm vụ để con bạn không phân vân việc gì cần phải làm và làm khi nào.

Thu Hằng
(Tổng hợp)

 

 

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1207 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm