AVS -Cha mẹ đánh nhau, con thành đầu gấu

Con hư, đừng đổ lỗi cho nhà trường hay những tác động từ bên ngoài. Môi trường gia đình rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ.

Nhiều người làm cha, làm mẹ cứ đổ lỗi cho việc con cái hư hỏng, thích đánh đấm là do nhà trường hoặc “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Thực chất, phần lớn của việc con làm “đại bàng” là do sự giáo dục, môi trường từ gia đình.

Năm tuổi đã làm... đại ca

Gần 5 tuổi, ít ai ngờ ở trường, Hoàng Minh Nguyên, con gái của chị Phan Ngọc Hà (phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9 - TPHCM) là nỗi khiếp sợ của nhiều bé cùng lớp. Minh Nguyên như một “thủ lĩnh” vì thích cái gì là dùng vũ lực để giành cho bằng được.

Cô giáo cho biết Minh Nguyên thường xuyên cào xước mặt, xô ngã, thậm chí ngồi lên bụng bạn mà nhún nhảy. Những lúc đó, các “nạn nhân” chỉ biết khóc ré lên gọi cô.

Không chỉ dùng bạo lực bằng tay, chân, Minh Nguyên còn là “chúa” chửi thề, văng tục. Từ cô bé này mà các bạn trong lớp biết những “từ mới” về quát bố mẹ ở nhà.

Nếu không chứng kiến cảnh Minh Nguyên bị những trận đòn roi khi ở nhà, có lẽ chúng tôi cũng tưởng rằng Minh Nguyên bạo lực là do tính cách “bẩm sinh” của bé.

Ba mẹ Minh Nguyên đi làm từ sớm và thường xuyên về nhà khoảng 22 giờ, giao việc trông coi, chăm sóc con cho bà nội. Thương cháu nhưng bà nội thường xuyên đánh đập khi cháu làm không đúng ý bà.

Chị Lê Thị Hương, hàng xóm, kể: “Tôi thấy bà đánh cháu mà xót, tôi ứa nước mắt. Bà nội ăn nói sang sảng nên mỗi lần bà đánh cháu là cả xóm chúng tôi đều... hoảng”.

Đến nhà bé Minh Nguyên, lúc 18 giờ, bà nội đang cho bé ăn. Bé vừa ăn vừa khóc và ói ra, lập tức bà nội lại dùng tay đánh tới tấp vào lưng khiến cháu ngã dúi dụi. Chúng tôi can ngăn thì bà nói: “Đánh nó, nó có chết không? Nhưng không ăn là chết đấy...”.

Đợi bé ăn xong, lân la trò chuyện, bé kể: “Ba mẹ con đi suốt ngày à, để con ở nhà với bà nội. Bà nội đánh con hoài”. Khi hỏi: “Sao con không nói với ba mẹ?”, bé lập tức phản ứng: “Toàn  khuya mới về, còn chơi gì nữa. Cho đi luôn đi, không cần”.

Bố mẹ đánh nhau con thành đầu gấu

Lê Như Huỳnh, một học sinh lớp 7 tại quận Tân Phú - TPHCM cũng là  nỗi kinh hoàng của nhiều bạn cùng trang lứa và với cả các học sinh khóa trên. “Dưới trướng” của Huỳnh có đến 5 đàn em cùng khối và “tuân lệnh” Huỳnh răm rắp.

Em Nguyễn Hạnh Dung, một học sinh cùng lớp với Huỳnh, thổ lộ: “Bọn con trai, con gái lớp em đều sợ Huỳnh lắm. Trong lớp, bạn ấy không đánh con gái nhưng thường đập bàn, đập ghế mỗi khi không ưng ý hoặc lấy kéo cắt tóc của tụi em, xé cặp, vở... nếu tụi em không cho nhìn bài khi kiểm tra hoặc xì xầm to nhỏ về bạn ấy.  Còn bọn con trai thì chỉ cần làm bạn ấy phật ý là bị đánh liền; nhẹ thì đánh vài cái, còn không, ra cổng là bị đòn và dọa: “Tao chặt chân có ngày...”.

Sau nhiều lần bị  phụ huynh “tố”, hội trưởng hội cha mẹ học sinh đã đến nhà để “báo cáo sự việc”. Huỳnh có anh trai và là con út của một gia đình có cửa hàng lớn. Ba mẹ Huỳnh thường xuyên “choảng nhau” mỗi lần ba đi nhậu về say.

Chị Khánh, chi hội trưởng phụ huynh của lớp nói: “Chiều đó, tôi đến thì thấy chị vợ bán hàng tạp hóa ở nhà, ra sức chì chiết con, nói với con nhưng cứ chửi “Đ.má mày, mày không làm hả, y như thằng cha mày lại ì ra đấy... Mày mà cứ long nhong, tao chặt chân mày đó”.

Hàng xóm của em Huỳnh kể: “Nhà đó, cha mẹ con cái chửi nhau như cơm bữa. vợ chồng mà tức nhau thì ném hết đồ đạc trong nhà rồi vơ được cái gì thì đánh nhau bằng cái đó. Có hôm, tôi thấy chị vợ bị thâm tím hết cả một bên mặt...”.

Nhìn cảnh đó, chị Hạnh, hàng xóm, nói: “Bố mẹ thế nên con cũng học theo, làm đầu gấu, cả tổ, cả phường này đều khiếp”.

Tiến sĩ xã hội học Văn Thị Ngọc Lan: Nếp nhà rất quan trọng

Đừng đổ lỗi cho trường học hay những tác động từ bên ngoài, bởi sự giáo dục và truyền thống gia đình rất quan trọng. Những đứa trẻ thích bạo lực trong cuộc sống hiện nay có rất nhiều nguyên nhân.

Có khi, trẻ trở thành “đại ca” chỉ vì ở nhà không biết nói chuyện với ai, bị bức bối về mặt tinh thần, bị cầm tù trong các bức tường nhưng với kiểu giáo dục “thương cho roi, cho vọt” mà “đi quá giới hạn” cũng sẽ gây tác động xấu. Còn nếu cha, mẹ không tôn trọng nhau, thường xuyên mắng chửi nhau và mắng chửi con cái thì xu hướng “đánh đấm” cũng dễ trở thành “bản tính” sau này của trẻ.

Theo tôi, nếu cha mẹ quan tâm đến con cái và để ý, tôn trọng đến con thì con không... dễ trở thành “đại bàng” được.

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1318 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm