Trẻ em rất thích được khen ngợi ngay cả khi trẻ đã lớn lên. Trẻ đang trong thời kỳ hình thành tính tự tin và lòng tự trọng, do đó việc cảm thấy thoải mái về bản thân cực kỳ quan trọng.
Thực tế là phê phán thường dễ hơn khen ngợi. Những hành vi xấu thường rõ ràng hơn những hành vi tốt. Bạn sẽ hay để ý đến trẻ khi trẻ bôi đầy dầu gội đầu vào đôi giày hơn là để ý trẻ chơi ngoan ngoãn với trò chơi xếp hình.
Mẹ sẽ phải mất một thời gian dài để tìm ra cách để khen ngợi và khuyến khích trẻ để trẻ thấy vui vẻ. Lời khen mang tính mô tả sẽ là tốt nhất cho cả mẹ và con khi mẹ nói với trẻ chính xác những gì mẹ muốn con làm. Điều quan trọng hơn cả, khen ngợi một đứa trẻ khi trẻ đang hành xử tốt sẽ khiến trẻ muốn làm lại việc tốt để được khen.
Nghệ thuật khen trẻ
- Khi mẹ cảm thấy hài lòng với trẻ, hãy nói với trẻ. Mẹ cũng có thể đưa ra một vài lời khen ngợi mỗi ngày đến trẻ.
- Hãy miêu tả những gì mẹ cảm thấy thích, cái này gọi là “lời khen mang tính miêu tả”. Khi mẹ nói chính xác những gì mẹ cảm thấy thích thú và hài lòng, trẻ sẽ biết ý mẹ muốn gì. Ví dụ “mẹ thích cách con dọn dẹp phòng. Con sẽ dễ dàng tìm thấy đồ con muốn” hoặc “Mẹ thích bức tranh con vẽ. Con biết cách pha màu đấy”. Và miêu tả những gì mẹ thích sẽ chân thực hơn và mang tính thuyết phục hơn là một lời khen mơ hồ như “con là cậu bé ngoan”.
- Cố gắng đừng khen ngợi trẻ bằng cách so sánh với trẻ khác. Việc này có thể dễ dẫn đến những cảm giác oán giận và tạo nên những mong muốn không thực tế.
- Khuyến khích trẻ có hành vi ứng xử tốt bằng lời khen chứ không chỉ đơn thuần là đưa ra cái xấu. Điều này có nghĩa là cố gắng khen ngợi nhiều hơn là phê phán, chỉ trích.
- Nhiều lời khen sẽ có tác dụng tích cực một lời phê bình. Các nhà nghiên cứu cho rằng khi bạn phê bình trẻ 1 lần bạn phải khen trẻ lại 6 lần.
- Hãy tìm kiếm những thay đổi và thành công nho nhỏ của trẻ. Nếu mẹ chờ đến khi trẻ đã làm được việc gì đó thật hoàn hảo để nhận lời khen từ mẹ, chắc chắn mẹ phải chờ đợi mãi mãi.
- Hãy chấp nhận rằng mọi người đều khác biệt và yêu thích cái khác biệt. Hãy khuyến khích mỗi trẻ để phát triển và cảm nhận điều thú vị về những gì trẻ quan tâm nhất. Hãy để trẻ cảm thấy tự hào khi trẻ muốn trở nên khác biệt.
Theo RCN/Eva