AVS - Khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ: Hình thành ngay từ tuổi sơ sinh

GiadinhNet - Thông thường, các bậc cha mẹ chúng ta vẫn thường cho rằng trẻ con, nhất là trẻ dưới 1 tuổi chưa hình thành hay biểu hiện khả năng xử lý và giải quyết vấn đề, tuy nhiên, đó là những suy nghĩ sai lầm.

Bởi ngay từ năm đầu tiên, trẻ đã hình thành khả năng giải quyết vấn đề từ những biểu hiện đơn giản như: Tập trung, lắng nghe, biểu hiện nét mặt...

Bước đệm tốt cho trí não

Khả năng giải quyết vấn đề là cách suy nghĩ và những hành động của trẻ nhằm xử lý tình huống đang diễn ra trước mắt. Không phải khi trẻ lên 3 hay lên 4 tuổi kỹ năng này mới hình thành mà nó được hình thành rất sớm từ những tháng đầu đời của trẻ. Khả năng giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và thích nghi với những diễn biến và thay đổi bên ngoài, đồng thời, hình thành những kỹ năng cần thiết khi lớn lên, chẳng hạn như khả năng học hỏi, tiếp thu và kết quả tốt từ việc xử lý vấn đề sẽ tăng hứng thú khám phá, tìm tòi ở trẻ.

Trẻ có khả năng khám phá, tìm tòi từ rất sớm (Ảnh: Chí Cường).

Theo các nghiên cứu cho thấy, trẻ có khả năng xử lý và giải quyết vấn đề tốt trong những năm đầu đời sẽ là nền tảng, là bước đệm tốt cho sự phát triển trí não của trẻ, bởi trẻ có khả năng giải quyết vấn đề tốt đồng nghĩa với việc có chỉ số IQ về sau này cao hơn so với trẻ có khả năng giải quyết vấn đề kém hoặc không thể hiện khả năng này trong năm đầu đời.

Thử nghiệm để đánh giá khả năng giải quyết vấn đề ở nhũ nhi 9 tháng tuổi trong nghiên cứu là cho trẻ chơi chiếc lục lạc, sau đó, để chiếc lục lạc ra xa tầm với của trẻ và dùng một tấm vải che lại. Ngay lập tức, đứa trẻ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn sẽ tìm cách kéo tấm vải lại gần, lật tấm vải phủ lên để lấy món đồ chơi, còn đứa trẻ có khả năng giải quyết vấn đề kém thì sẽ mất phương hướng, hoặc lúng túng với việc không biết làm thế nào để lấy lại món đồ chơi của mình. Thử nghiệm đã cho thấy khả năng giải quyết vấn đề là một trong những biểu hiện sớm nhất ở trẻ và là dấu hiệu để các bậc cha mẹ có thể nhận biết sự phát triển trí não ở trẻ.

Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ đã có những biểu hiện khả năng giải quyết vấn đề và thể hiện nó qua những hành động hết sức bản năng như: Khóc khi muốn thể hiện nhu cầu, đưa mắt dõi theo những hình ảnh màu sắc sinh động, biết mỉm cười khi thấy khuôn mặt quen thuộc, biết phân biệt lạ quen khi được 7-8 tháng. Đến 9 tháng tuổi, trẻ đã hình thành khả năng này tốt hơn thông qua những biểu hiện của khả năng ghi nhớ, chú ý, ngôn ngữ... Những khả năng này sẽ hoàn thiện và khéo léo hơn khi trẻ lớn lên.

Làm gì để kích thích khả năng giải quyết vấn đề ở trẻ

Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để chơi, trò chuyện với trẻ, từ đó, kích thích trẻ phát triển tốt nhất những kỹ năng, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề ngay từ những năm tháng đầu đời, từ đó, giúp trẻ phát triển trí tuệ.

Khả năng giải quyết vấn đề là biểu hiện sớm nhất của trí thông minh ở trẻ và khả năng này sẽ dần được hoàn thiện và phát triển khi trẻ lớn lên. Do vậy, trước tiên, cha mẹ cần phải để ý đến những biểu hiện của trẻ, để ý đến những hành động (dù là nhỏ nhất) của trẻ, bởi đó là những dấu hiệu mà trẻ muốn cha mẹ mình chú ý đến.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý, việc kích thích sự phát triển khả năng xử lý tình huống của trẻ phải dựa trên các mốc phát triển trí não theo độ tuổi. Ví dụ như, với  trẻ sơ sinh - 4 tháng, bạn hãy tạo nơi an toàn và thân thiết cho bé, đặt bé ở nơi bé có thể nhìn thấy mọi người và mọi vật xung quanh. Đặt bé nằm ngửa cho tay chân bé cử động thoải mái, để bé tự khám phá chơi với bàn tay, bàn chân của mình... Nhưng với bé lớn hơn, từ 8- 12 tháng, bạn hãy dùng lời diễn tả để nói chuyện khi chơi với bé; sắp đặt một góc nhà hoặc “giang sơn” riêng của bé thoải mái nhưng ấm cúng phù hợp, bé có thể bò vào trong, chui ra ngoài hoặc nấp vào đó quan sát những gì bé muốn; hát những bài hát quen thuộc, trẻ sẽ thích thú nhìn cũng như vỗ tay nhún nhảy theo điệu nhạc. Với trẻ 18- 24 tháng, bạn hãy tạo điều kiện cho trẻ tìm hiểu không gian xung quanh chúng, hướng dẫn trẻ biết cách chăm sóc, an ủi, quan tâm đến người khác, như khi thấy trẻ tỏ ra chú ý đến những trẻ khác đang khóc, bạn giúp trẻ sờ nhẹ nhàng lên vai hoặc đưa đồ chơi an ủi bạn...

Điều quan trọng không kém chính là cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp trẻ tận dụng được cơ hội phát triển tốt nhất vào các thời điểm quan trọng, bởi đây là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ về sau.

Dữ liệu từ một nghiên cứu khoa học mới được đăng tải trên tạp chí Child Development tại Hoa Kỳ số tháng 9/2009 của Tiến sĩ Drover đã công bố nghiên cứu lâm sàng liên quan đến  khả năng giải quyết vấn đề ở nhũ nhi 9 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng sớm có ảnh hưởng đến khả năng này của trẻ.

BS Thái Thanh Thủy
(Khoa tâm lý, BV Nhi Đồng 2, TP HCM)

Theo Giadinh.net


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1387 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm