Ảnh mang tính minh họa. |
- Thứ nhất là các dải dây hoặc vải địu có thể che mũi và miệng trẻ, làm nghẹt đường thở của trẻ trong một hoặc hai phút.
- Thứ hai, địu trẻ ở tư thế ngồi cong, úp mặt vào người mẹ, phần mũi miệng của trẻ có thể chạm vào phần phía dưới ngực người mẹ. Mặc khác, do cổ bé giai đoạn này còn yếu mà không thể quay về hướng khác, những cử động phần đầu và cổ của trẻ bị hạn chế dẫn đến tình trạng trẻ khó thở, bị ngạt và tử vong.
“Trẻ sẽ không thể khóc hay gây âm thanh đánh động đối với người lớndo bị ngạt và lả đi, nguy cơ tử vong diễn ra rất nhanh”, nghiên cứu của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hoa kỳ công bố. Mặt khác, dụng cụ này đã từng được các chuyên gia về trẻ em khuyên dùng để dỗ dành bé hoặc có thể giúp người mẹ cho bé bú ngay khi trong bé ở trong địu.
Vào năm 2008, Báo cáo của Người tiêu dùng đã lên tiếng quan ngại về địu vải trẻ em này sau 2 vụ tai nạn nghiêm trọng như gẫy xương khi trẻ em rơi xuống khỏi người địu hay ngạt thở… Thế nhưng, theo giám đốc Trung tâm chăm sóc đường hô hấp tại Washington Pat Shelly, không phải tất cả các loại địu vải cho trẻ em đều nguy hiểm.
“Trẻ em an toàn nhất là khi được mẹ địu với tư thế phù hợp với tư thế của người mẹ khi đứng thẳng. Bố mẹ bé phải được hướng dẫn để bảo vệ cằm của bé trong điều kiện khả năng hoạt động của đường thở trẻ em được tối đa hóa. Người mẹ hay những người địu bé cũng nên thường xuyên kiểm tra bé”.
JPMA, một Tập đoàn thương mại công nghiệp công bố có 20 sản phẩm cho trẻ em không có chương trình thẩm định vải. Giờ đây JPMA hợp tác với ASTM Quốc tế - một tổ chức tình nguyện quy định tiêu chuẩn an toàn và phát triển tiêu chuẩn cho vải để tiến hành điều tra và đưa ra khuyến cáo thích hợp để bảo vệ người tiêu dùng.
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có thông tin về trường hợp tai nạn trẻ em tương tự nhưng đây cũng có thể là một cảnh báo hữu ích đối với người tiêu dùng khi sử dụng các dụng cụ chăm sóc trẻ em.
Theo VTC
Theo Giadinh.net