AVS - Điểm mặt những bệnh bé dễ mắc

Các mẹ hãy hãy cùng điểm mặt một số loại bệnh mà trẻ rất dễ mắc để phòng ngừa cho bé nhé!

Thông thường, nếu trẻ gặp vấn đề nào đó bất thường về sức khoẻ, trẻ sẽ khóc hoặc bỏ bú. Đó là những tín hiệu bệnh tật từ trẻ sơ sinh mà cha mẹ có thể quan sát và cảm nhận để xác định nguyên nhân hoặc cho trẻ tới bác sỹ. Sau 6 tháng hết miễn dịch sữa mẹ, trẻ rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và tiêu hoá. Hãy điểm mặt một số loại bệnh mà trẻ rất dễ mắc để phòng ngừa cho bé.

Cảm - Trẻ thường không chống nổi cảm lạnh trong năm đầu đời bởi vậy mà trẻ có thể tái mắc đi mắc lại. Hầu hết vào mỗi đợt rét đều dễ làm trẻ bị sổ mũi hoặc ho kéo dài. Để chữa trị tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ. Lạnh và ho thường được điều trị bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh. Để phòng ngừa chỉ có cách là giữ ấm cho trẻ, tránh cho bé ra ngoài trời gió lạnh, luôn giữ ấm bàn chân và thóp thở.

Táo bón - Hầu hết trẻ bị táo bón khi bắt đầu ăn thức ăn đặc. Điều này thường do chế độ ăn uống thiếu cân bằng và không đủ lượng chất lỏng. Để khắc phục, mẹ cần cho trẻ uống đủ nước trong ngày, ăn nhiều rau xanh nhuận tràng.

Tiêu chảy - đi tiêu phân lỏng quá nhiều lần trong ngày được gọi là tiêu chảy. Tình trạng này phổ biến ở trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống men vi sinh hoặc bù nước theo chỉ định của bác sỹ.

Nhiễm trùng tai - Viêm tai giữa thường là kết quả sự tích tụ các chất dịch trong tai giữa làm phát triển vi trùng. Nó cũng có thể được gây ra bởi vi rút hoặc do cảm lạnh. Để điều trị viêm tai, cần có chỉ định của bác sỹ chuyên khoa tai - mũi - họng.

Sốt - Sốt là một phản ứng của cơ thể trước bệnh tật. Trẻ có thể bị sốt cho mọc răng, viêm họng, viêm phổi hoặc viêm tai... Muốn hạ sốt cho trẻ có thể chườm mát hoặc dám miếng hạ sốt, đặt viên đạn hạ sốt ở hậu môn.

Trào ngược dạ dày - thực quản: Do một van giữa thực quản và dạ dày vẫn còn chưa trưởng thành ở trẻ sơ sinh dẫn đến các thực phẩm có tính axit từ dạ dày nôn ra trở lại vào thực quản, gây đau.

Viêm đường hô hấp do virus (RSV) - Đây là nguyên nhân hàng đầu của bệnh đường hô hấp dưới, nó có thể gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản (viêm đường hô hấp nhỏ của phổi) và viêm thanh quản. Điều trị bằng khánh sinh theo chỉ định của bác sỹ.

Dị ứng thực phẩm - Trẻ sơ sinh thường có thể mắc dị ứng thực phẩm do thực phẩm bé ăn trực tiếp hoặc gián tiếp qua bú mẹ (dị ứng với thực phẩm mà mẹ ăn rồi cho bé bú). Điều trị dị ứng có thể được truyền nước hoặc theo chỉ định của bác sỹ. Để phòng dị ứng cho trẻ, mẹ nên chú ý đến độ tuổi khi bé làm quen với thực phẩm. Sau mỗi thực phẩm mới mà bé ăn, cần theo dõi các biểu hiện cơ thể.

Nôn trớ - Trẻ sơ sinh rất dễ bị nôn trớ nếu bé ăn quá no, hoặc thay đổi tư thế bế đột ngột sau khi ăn hay bé bị ốm, vướng đờm... Tuy nhiên nếu trẻ thường xuyên nôn trớ thì cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh vì nôn có thể là dấu hiệu của một bệnh khác.

Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1315 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm