AVS -Con "hư" vì kiểu giáo dục "cổ lỗ sĩ" của bố mẹ

Cậu học sinh mong muốn sau này mình sẽ trở thành người lập trình game online hay thiết kế đồ họa game. Nhưng bố mẹ cậu bé coi đó là điều "không tưởng" của gia đình.

Giá mà bố mẹ luôn thấu hiểu con

1. Một cậu bạn trai học lớp 9 ở Hà Nội bị bố mẹ đánh mắng suốt ngày vì tội mải chơi game, lười học nhưng vẫn không chừa. Cứ hở ra một tí là games. Hè này, bố mẹ cậu định gửi con theo chương trình "Cai nghiện Internet " của Thành Đoàn hoặc tham gia "1 tháng làm chiến sĩ" của Quân đội.

Cậu bạn đó lại đổ lỗi cho bố mẹ có kiểu giáo dục cổ lỗ sĩ, suốt ngày bắt con phải học bài chăm chỉ, điểm cao, đứng đầu lớp, ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ nên cậu không phục và không theo lời bố mẹ.

Thích chơi game, cậu mong muốn có người hướng dẫn kèm cặp, hướng dẫn làm admin hay mod của các trang games online. Sau này, tốt nghiệp lớp 12, cậu không phải thi đại học, chỉ muốn học lập trình game cho thỏa chí đam mê. “Anh của bạn em đang tu luyện lập trình game. Một anh khác trên diễn đàn đang học thiết kế đồ họa game ở bên Pháp. Chẳng biết làm thế nào để thuyết phục bố mẹ em?”

2. Một cô bạn gái chỉ biết bầu bạn với các forum (diễn đàn), comment (bình luận) ở các topic (chủ đề) để giao tiếp. Mẹ bạn gái quá khắc nghiệt, không cho con đi đâu, sợ con hư hỏng. Bà kiểm soát bạn bè, thuộc lòng lịch học của con. Giờ ăn, giấc ngủ, kiểu tóc, quần áo nhất nhất phải theo ý mẹ.

Kinh khủng hơn là hầu như con không được có bạn bè, đừng nói tới bạn trai. Theo lời mẹ bạn ấy là “chỉ tổ đàn đúm, hư hỏng”. Việc của bạn ấy là học và học mà thôi. Sang năm cấp 3, bạn không thi đỗ vào trường chuyên của thành phố, mẹ sẽ cho con nghỉ học, về quê trông nhà từ đường cho cả dòng họ luôn.
Con gái phải sống trong vòng kìm kẹp của mẹ (Ảnh minh họa)

Hãy lắng nghe tâm tư của con

Các trung tâm tư vấn tâm lý giáo dục hiện nay đều nhận được rất nhiều các cuộc điện thoại của bố mẹ phàn nàn con hư, bướng, không chịu nghe lời bố mẹ. Thậm chí, có bố mẹ dẫn cả con đến: “Nhờ các cô các chú giáo dục giúp”.

Nhưng cũng không ít cuộc điện thoại của chính các con gọi đến, đổ lỗi cho bố mẹ cổ hủ, ép buộc con phải làm điều này điều kia. Ăn, ngủ, học hành, mặc gì đều phải theo ý của bố mẹ. Tóm lại bố mẹ không hiểu và thiếu tôn trọng con.

Cách giáo dục con “tiết kiệm, chăm học, đỗ đạt cao cho bố mẹ được nhờ” và bài ca “Ngày xưa làm gì có điều kiện sướng như bây giờ mà vẫn học giỏi...” đã trở thành những “vòng kim cô” khiến các con ngột ngạt, khó thở. Bố mẹ hầu hết đều muốn những điều tốt đẹp cho con, muốn con làm đẹp mặt gia đình chứ chưa hề để ý tới nhu cầu và sở thích, ước mơ, quan trọng nhất là khả năng của con.

Có rất nhiều cách giúp bố mẹ giáo dục những “đứa con hư” như Vượt Trường Sơn, 3 cùng với học sinh nghèo ở nông thôn hoặc tham gia lao động ở trung tâm giáo dưỡng để giúp các con khiếp sợ, tự nguyện tránh xa các thói hư tật xấu. Nhưng những phương pháp này cũng chỉ thoáng qua, như một chuyến du lịch cho các con, chưa có hiệu quả nhiều trong việc thay đổi tâm lý hoặc chuyển biến suy nghĩ và thay đổi hành động của con.
Hãy lắng nghe và cho con được làm theo ý mình (Ảnh minh họa)

Giải pháp nào cho bố mẹ

Nếu được hỏi, chắc các con cũng nhận ra rằng mình cũng phạm lỗi như lười học, mải chơi, hoặc cãi lại trước sự dạy dỗ của bố mẹ. Thậm chí là ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học, chửi láo. Ngọn nguồn sâu xa của việc này lại bắt nguồn từ bố mẹ.

Làm bạn với con

Trước tiên, hãy cố gắng làm một người bạn của con. Tự đặt mình vào vị trí của con để xem con muốn gì, cần gì và thích được đối xử như thế nào. Đừng áp đặt con dưới con mắt của một bà mẹ nghiêm khắc.

Hãy cố gắng hiểu đúng khả năng của con

Đơn giản, bố mẹ luôn bắt con phải cố học để sau đỡ khổ, con phải đỗ ĐH, nhưng bản thân bố mẹ có học cao không và khả năng của con có học lên cao được không? Không phải bố mẹ cứ giàu có, tạo điều kiện là con học được. Có thể, con học không giỏi nhưng con theo một nghề khác, con lại cực kỳ khéo léo và tài giỏi.

Đừng so sánh con với bạn khác

tâm lý của các em không thích bố mẹ so sánh mình với các bạn khác, lấy gương người khác để ép con noi theo. Không nên lấy cuộc sống của cha mẹ ngày xưa làm thước đo hiện nay cho con.

Bố mẹ mắng chửi, uốn nắn con là vì chính con, hay vì sợ gia đình, họ hàng, bạn bè nhìn vào, sợ xấu mặt bố mẹ?

Nếu bố mẹ thông cảm và động viên con, được cho con phát triển theo đúng khả năng và sở thích của con, chẳng có lý do gì con phải cãi lại bố mẹ. Không ít em đã khóc ròng mấy ngày vì muốn thi vào trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, nhưng bố mẹ nhất quyết bắt thi vào trường Tài chính.

Chỉ cần lắng nghe và hiểu được tâm sự của những đứa con bướng bỉnh, bố mẹ có thể hiểu tại sao con bướng, làm thế nào để con không hư hỏng. Kiên trì, bao dung và độ lượng sẽ hữu ích hơn là đánh mắng, sỉ nhục, thiết quân luật cho con.

Thu Hằng
(Tổng hợp)

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1630 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm