AVS -Con đừng ganh tị với em bé nhé!

Từ ngày có em, Tuti chả thấy vui tẹo nào. Em bé được ngủ cùng với mẹ. Ai đến cũng cho em bao nhiêu là đồ chơi và quần áo đẹp. Ai cũng bảo, Tuti phải nhường em nữa chứ.

Dù làm chị, Tuti rất ghét phải nhường em. Chẳng hạn như có mỗi quả tim gà, nếu mà em Su Kem thích ăn, Tuti hết phần luôn. Em đòi đồ chơi gì, chị càng cố giữ cho thật chặt. Chưa kể, nhiều lúc, Tuti còn dỗi: “Bố mẹ chỉ yêu em thôi”. Có lúc thấy em gái khóc, chị lại thắc mắc: “Sao em hư mà mẹ không đánh em? Con hư lại bị mẹ đánh?”.

Nói thế thôi nhưng Su Kem cũng thương chị lắm. Su Kem thỉnh thoảng có hơi đành hanh một chút như thích giành đồ chơi của chị, nhưng mẹ mua cho chiếc bánh ngọt hay quả táo, Su Kem cũng dành phần chị. Lúc nào hai chị em chí chóe, mẹ dọa mang chị Tuti cho hàng xóm, Su Kem khóc ầm lên.

Còn Tuti lúc nào cũng một mực: “Mẹ mang em về quê cho bà ngoại nuôi đi”.

Mẹ Tuti và Su Kem rất sợ sau này lớn lên, hai chị em sẽ không yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

Giúp các con yêu thương nhau!

Các bé khi có em, thường có cảm giác bị “ra dìa”, bỏ rơi. Có thể do các bố mẹ không khéo, luôn lo lắng, chăm chút cho em bé nhiều hơn, thể hiện rõ sự phân biệt đối xử. Bố mẹ cần chú ý trong cách đối xử của mình, có thể an ủi bé lớn: “Em bé hơn nên cha mẹ cần chăm em nhiều hơn. Ngày xưa, con cũng vậy mà”.

Sau đó, quay sang căn dặn bé em: “Anh (chị) yêu con lắm. Con phải nghe lời anh (chị) nhé”. Làm như vậy, bé lớn sẽ giải tỏa được nỗi ấm ức vì biết bố mẹ cũng rất yêu quý mình.
Ngay từ nhỏ, hãy để bé chăm sóc và chơi đùa với em (Ảnh minh họa)

Khi các anh chị em trong nhà tranh giành đồ chơi hoặc cãi nhau, bố mẹ cần xử nghiêm đấy nhé. Hãy nghe cả hai bé trình bày tội lỗi của mình, vì sao mình làm như vậy. Tránh chỉ quát mắng, đánh đập bé lớn và về phe bé em. Bé nào cũng cần được đối xử công bằng, biết hành động thế nào là đúng, thế nào là sai. Cần tìm nguyên nhân “chí chóe” và khéo léo giải quyết.

Tuyệt đối không khen bé này, chê bé kia. Mỗi bé đều có ưu – nhược điểm riêng. Nếu liên tục khen ngợi bé nhiều điểm mạnh hơn sẽ khiến bé còn lại tự ái, chui vào vỏ ốc, xa lánh bố mẹ và càng ghét anh (em) của mình hơn.

Bố mẹ đừng lo lắng lúc nhỏ các bé không yêu thương nhau thì lớn lên cũng thế! thực ra, tình cảm và ứng xử của các bé là tự nhiên. Thấy em bé được bố mẹ yêu hơn thì ấm ức, ghen tỵ. Nhưng nếu bố mẹ biết cách cư xử, dạy dỗ thì mọi chuyện đều ổn cả.

Ngay từ nhỏ, hãy để bé lớn được chăm sóc, chơi đùa với em dưới sự giám sát của phụ huynh. Không nên quát mắng không cho bé lớn đụng vào em hoặc đùa nghịch với em. Chỉ cần bố mẹ hướng dẫn và luôn để mắt tới là hai bé biết chơi với nhau an toàn. Bé lớn sẽ ý thức được, đó là em của mình, bản thân phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với em.
Thu Hằng
(Tổng hợp)

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1316 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm