AVS -Con doanh nhân có tiêu tiền như doanh nhân?

Con anh bạn tôi mới vào cấp 2 đã được cho mỗi tháng 500.000 đồng. Con lên phổ thông trung học, anh cho một triệu mỗi tháng. Khi cháu vào lớp 12 anh tăng lên 1,5 triệu.

Có nhiều bạn trẻ mơ ước mình sinh ra trong gia đình giàu có. Nhưng bạn mới nhìn vào một góc của cuộc sống - tiền bạc và vật chất.

Là con doanh nhân thường bạn có điều kiện tốt về vật chất. Bạn không phải nhịn ăn sáng, không phải lo làm việc vất vả để giúp bố mẹ kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày, không phải bận tâm đến miếng cơm manh áo. Bạn không còn cảnh sáng đi học trên lớp chiều phải lao động, tối cũng phải làm để không có thời gian học.

Là con nhà giàu có bạn có những bộ quần áo tươm tất khi đến lớp, có đầy đủ sách vở, dụng cụ để học tập. Việc duy nhất của bạn chỉ là học. Bạn có người đưa đi đón về mỗi ngày. Đến khi là sinh viên, bạn cũng không cần lo đi làm thêm, không cần kiếm tiền tự trang trải. Cứ việc học và hưởng thụ. Nếu bạn ở các tỉnh, có khi bạn lại được bố mẹ mua cho hẳn một cái nhà hay thuê cho căn hộ riêng để chuyên tâm học tập.

Bạn cũng có cơ hội học các chương trình khác nhau, khiêu vũ, âm nhạc, thể thao, ngoại ngữ, và nhiều thứ khác. Và thậm chí được đi du học nước ngoài ngay cả khi thi trượt đại học. Có những bạn đi học ở Singapore, Anh, Australia, Mỹ, Pháp ngay từ cấp 2, cấp 3.

Nhưng có bạn do được chiều chuộng từ bé nên sinh hư lúc nào không biết. Một người quen của tôi đã bỏ tiền mua 12 chiếc xe @, mỗi chiếc gần 100 triệu đồng để con và các bạn mừng sinh nhật. Cả đám bạn sử dụng 12 chiếc @ chơi một tuần và sau đó con của bạn tôi đã dắt 12 chiếc xe đó bán lại cho cửa hàng. Cô bé nói, cửa hàng muốn trả bao nhiêu thì trả, bao nhiêu cũng được. Sau này gia đình mới biết cháu nghiện thuốc phiện từ lâu.

Một cháu gái khác được mua xe máy từ năm 14 tuổi và hay chở mẹ đi chơi. Cháu có những chiếc túi xách cả nghìn đô, gần chục đôi giày mỗi đôi vài triệu. Lọ nước hoa của cháu dùng mấy trăm đô, mà không chỉ có một lọ. Bố mẹ luôn khen cháu ngoan và tự hào về sự sành điệu của cháu. Mẹ cháu rất quan tâm đến thầy cô giáo của cháu nên điểm của cháu được các thầy cô nâng lên khá cao. Mới đây cháu mới tham gia vào một vụ ẩu đả - cháu và các bạn muốn dằn mặt nhóm khác nhưng ai ngờ bị đánh cho tơi bời. Thay vì khuyên con ăn năn hối lỗi, tu tâm tu đức chuyên tâm học tập thì chị đã nói với con: “Để mẹ tìm và xử lý bọn này cho”.

Con anh bạn tôi mới vào cấp 2 đã được cho mỗi tháng 500.000 đồng. Con lên phổ thông trung học, anh cho một triệu mỗi tháng. Khi cháu vào lớp 12 anh tăng lên 1,5 triệu. Anh nói rằng cần phải cho nhiều tiền như vậy để cháu đủ tiền tiêu. Rằng bây giờ nhiều khoản phải chi lắm. Anh rất tự hào rằng cháu biết tự quản lý tiền. Anh còn khoe rằng cháu rất ngoan, đi học xong là về nhà, tối cũng ít đi chơi. Anh tin rằng con mình ít tiêu và đã biết tích luỹ vốn riêng, biết quản lý tiền bạc. Nhưng mới năm nay thôi anh phát hiện cô con gái “rượu” của mình thơm mùi ma tuý. Biết cháu có tiền, đám bạn bè dụ dỗ, và ép dùng với “nồng độ” tăng dần.

Tôi có cơ hội tâm sự với một số cháu tiêu tiền như rác. Các cháu đều con nhà đại gia. Bố mẹ quá bận làm ăn và quá nuông chiều con cái. Có cháu đang du học ở nước ngoài. Có cháu đang học tại Việt Nam. Tuấn tâm sự với tôi rằng cháu có biết làm gì đâu, tiền quá nhiều và thời gian lại quá thừa. Để giải sầu cháu chơi games, đánh bạc, rượu. Cháu Hoa thì tâm sự, cháu chơi nhiều năm nay nên quen rồi, muốn thôi cũng khó. Hoa thường rủ bạn bè vào các hộp đêm, đi mua hàng hiệu. Cháu vô tư kể như một chiến tích rằng đã ăn nằm với hơn mười bạn trai.

Tú Anh lại tâm sự cháu không cần tiền của bố mẹ, không cần quần áo xịn, xe máy đẹp. Cháu cần bố mẹ dành thời gian và quan tâm đến tình cảm và nỗi niềm của cháu. Khi Tú Anh muốn tâm sự thì bố luôn kêu mệt. Muốn bám vai mẹ, muốn mẹ âu yếm hay được yêu thương thì mẹ đẩy tay ra nói để mẹ nghỉ. Cháu càng chán nản và tiếp tục giải sầu bằng những hộp đêm, những chuyến đi xa, những cú tiêu tiền triệu.

Tôi nhớ mãi một câu chuyện. Có một cậu bé hỏi vay mẹ thêm 400.000 đồng. Người mẹ ngạc nhiên hỏi sao con vay nhiều thế và vay để làm gì. Cậu con trai bảo vì lần trước mẹ nói mỗi tháng mẹ kiếm 30 triệu, tức mỗi ngày mẹ kiếm được một triệu đồng nên muốn mua của mẹ một ngày. Cậu con trai đã để dành được 600.000 rồi, giờ vay thêm mẹ 400.000 nữa.

Cũng như bao ông bố bà mẹ khác, các doanh nhân rất thương yêu và lo cho con. Họ muốn con mình học giỏi để nối tiếp sự nghiệp của mình. Tuy nhiên đa phần họ rất bận bịu và không có thời gian chăm sóc con cái. Một số đã giao hoàn toàn việc nuôi dạy con cái cho vợ mình. Trong trường hợp cả 2 vợ chồng đều là doanh nhân hay quá bận bịu họ tin cậy hoàn toàn vào nhà trường và người giúp việc, tin cậy hoàn toàn vào sự tự giác và tinh thần trách nhiệm của con mình. Họ thường xuyên lo cho tương lai của con cái nhưng không biết cách nào để cho con học giỏi, ngoan ngoãn và thành công.

Có nhiều tấm gương của những doanh nhân nuôi dạy con nên người và thành đạt. Anh bạn tôi làm ở một tập đoàn phát triển bất động sản. Tôi chưa thấy ai yêu quý con như anh, thương và lo cho con như anh. Tuy nhiên anh cũng rất nghiêm khắc. Anh luôn coi hai đứa con của mình là những người bạn, luôn tâm sự và sẻ chia với hai cháu. Ngược lại hai cháu luôn quý mến anh, hoà hợp với anh, luôn coi anh là chỗ dựa về mọi mặt rất tốt, nhất là về tinh thần. Tôi rất vui khi gặp anh và các cháu. Bao bạn bè luôn theo dõi sự trưởng thành của con anh.

Anh chị tôi lại có cách dạy con khá đặc biệt. Trong bữa tiệc liên hoan chúc mừng con đỗ đại học, anh chị đưa ra vấn đề bán lại cho cháu chiếc xe máy cũ mà mẹ vẫn đi. Chị nói rằng chiếc xe này ngoài thị trường là 24 triệu nhưng anh chị quyết định bán lại cho cháu giá phân nửa, tức 12 triệu. Và rằng từ ngày mai xe là của cháu và cháu tự lo chăm sóc. Anh chị cũng chính thức tuyên bố cháu phải vay tiền bố mẹ để học đại học. Cuối cùng, như để động viên và chấn an cháu, anh Long nói rằng nếu sau này cháu ra trường, đi làm vất vả mà cháu không thể kiếm được tiền, bố mẹ sẽ xoá nợ. Câu chuyện xảy ra cách đây gần chục năm. Sau này cháu đã đi làm từ khi còn là sinh viên, đã có việc làm rất tốt sau khi tốt nghiệp, đã học xong MBA, đã tự thuê nhà ra ở riêng và chuẩn bị lập gia đình.
Theo Vnexpress

Theo afamily.vn


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1585 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm