AVS - Cấp cứu sớm trẻ viêm não

Việc đưa trẻ tới bệnh viện kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa các di chứng do bệnh viêm não Nhật Bản, nếu không thì khả năng tàn phế suốt đời là vô cùng lớn.
Vào những ngày nắng nóng, bệnh viêm não, nhất là viêm não Nhật Bản (NNB) đang đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là với trẻ em lứa tuổi từ 2 đến 6. Gọi là viêm NNB vì năm 1935, người ta phân lập được virus từ não của một bệnh nhân tử vong tại Tokyo và chủng virus nguyên mẫu được gọi là virus viêm NNB.

Khởi đầu là từ các ổ chứa virus mà loài heo đóng vai trò chính. Muỗi hút máu của heo có chứa virus, khi đốt sẽ truyền virus sang người. Đây là con đường duy nhất khiến lây nhiễm bệnh viêm NNB và cho tới nay, chưa thấy có sự lây truyền bệnh từ người sang người.

Bệnh cảnh điển hình

Thời gian ủ bệnh trung bình đối với viêm NNB là một tuần (tối thiểu 5 ngày, tối đa 15 ngày). Bệnh có thể diễn tiến ở giai đoạn tiền triệu hoặc giai đoạn toàn phát. Giai đoạn tiền triệu trung bình từ 1- 4 ngày, với các triệu chứng không điển hình: sốt kèm rối loạn tiêu hóa, nôn, đau bụng, tiêu chảy, viêm long đường hô hấp, ho, chảy máu cam...




Giai đoạn toàn phát có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần, thường xảy ra đột ngột không qua giai đoạn tiền triệu và với dấu hiệu hội chứng nhiễm trùng xen kẽ với hội chứng thần kinh: Sốt, buồn nôn và nhức đầu ở trẻ lớn; nhiệt độ tăng lên 39OC – 40OC hay hơn nữa; co giật toàn thân hay cục bộ; rối loạn tri giác thay đổi từ nhẹ như li bì, lơ mơ đến kích động, hôn mê, liệt nửa người, một chi hoặc tứ chi, biến đổi phản xạ gân xương, mất vận động ngôn ngữ; cũng có thể co cứng, run, ngón tay mân mê như vấn thuốc, múa vờn, mặt nhăn nhó, chép môi; liệt mặt, rối loạn nuốt.

Nhiều khi bệnh nhân còn sốt quá cao, xanh tái, rối loạn hô hấp, tăng tiết đờm dãi, chướng bụng, bí đại tiểu tiện, đầu nóng, chân tay lạnh, có thể nôn ra máu.

Nguy cơ di chứng cao

Viêm NNB là một trong những bệnh để lại di chứng đặc biệt nặng nề, gây tử vong cao (10%-20%) hoặc di chứng thần kinh lớn như động kinh, giảm khả năng học tập, đần độn, liệt, thất ngôn. Các di chứng thần kinh thường chiếm hơn 50%, gây tàn phế, để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Hiện nay không có thuốc điều trị viêm NNB đặc hiệu mà chủ yếu là hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng như chống sốt cao, phù não, co giật, suy hô hấp (hút đờm dãi, thở ôxy), chống bội nhiễm...

Chính vì thế, nguyên tắc phải tuân thủ là tất cả bệnh nhân viêm NNB đều phải được điều trị tại bệnh viện. Trong khi chờ đợi, trẻ sốt cao phải được uống thuốc hạ sốt như Paracetamol. Có thể chườm khăn mát ở trán và bẹn (tuyệt đối không chườm đá lạnh).

Trẻ phải được gia đình đưa đến bệnh viện ngay lập tức nếu sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu như: nôn vọt, cứng gáy, rối loạn ý thức. Việc đưa trẻ tới bệnh viện kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa các di chứng do bệnh viêm NNB, nếu không thì khả năng tàn phế suốt đời là vô cùng lớn.

Theo Xinhxinh


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1693 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm