AVS - Bí quyết đơn giản dành cho các mẹ nhiều sữa sau sinh

Mẹ hãy chú ý tới chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và chú ý một số quy tắc nhỏ. Mẹ sẽ hoàn toàn đủ sữa cho con sau sinh!

Quan tâm tới chế độ ăn uống từ khi mang thai

Khi mang thai 6 tháng đầu, ngoài chế độ ăn như bình thường các mẹ cần ăn thêm một chén cơm và thức ăn mỗi ngày. Vào 3 tháng cuối của thai kỳ và nuôi con bằng sữa mẹ, mỗi ngày mẹ nên ăn thêm 2 chén cơm và đầy đủ thức ăn. Ngoài ra nên ăn bổ sung thêm chất đạm, vitamin, chất khoáng và yếu tố vi lượng.

Sau khi sinh điều quan trọng nhất là mẹ luôn phải ăn những đồ nóng sốt: cơm nóng, canh nóng… Chế độ ăn một ngày tốt nhất là sáng ăn xôi, trưa ăn cơm, tối ăn cơm. Ngoài ra mẹ ăn 3 bữa phụ bằng cháo đu đủ xanh nấu móng giò (hoặc chân dê, chân chó), thông thảo, ý dĩ. Uống thêm sữa hàng ngày. Mẹ cũng nên uống nhiều nước và nước phải ấm.

Điều quan trọng là tâm trạng các mẹ phải luôn thoải mái, vui vẻ, ngủ đủ và sâu giấc, nghỉ ngơi hoàn toàn trong thời gian đầu mới sinh. Nhiều mẹ thấy con quấy khóc, chưa có kinh nghiệm sinh con dễ stress sau khi sinh. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến lượng sữa ít hay nhiều. Lúc này hãy nghĩ con là trên hết và bỏ qua tất cả mọi chuyện khác để nghỉ ngơi.

Cho con bú thường xuyên

Ăn uống đầy đủ là quan trọng nhưng nếu các mẹ không cho con bú thường xuyên thì cũng không kích thích tạo sữa được.

Để có sữa cho trẻ bú, ngay từ lúc sinh, bà mẹ nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt trong vòng vài giờ đầu sau khi sinh, có thể lúc này sữa mẹ rất ít, chỉ chừng vài ml, nhưng trong những ngày đầu chỉ chừng đó sữa đã đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời tác động mút vú sớm của trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh sẽ giúp cho sự tạo sữa bắt đầu.

Một điều quan trọng mà các mẹ cần nhớ là tất cả các mẹ đều có khả năng có đủ sữa cho con bú, ngay cả khi mẹ sinh đôi. Kích thước của bầu vú to nhỏ là do mô mỡ và các tổ chức khác tạo nên, dù thế nào thì số lượng mô tuyến sữa cũng như nhau nên đều có thể tạo ra nhiều sữa.

Trong trường hợp mẹ có cảm giác là mình không đủ sữa do trẻ quấy khóc hoặc không có cảm giác xuống sữa thì cũng đừng quá lo lắng. Mẹ hãy cho con bú theo nhu cầu của bé. Mẹ chỉ thực sự thiếu sữa khi trẻ có biểu hiện tăng cân ít, dưới 500mg/tháng hoặc trẻ đi tiểu ít, số lần đi tiểu ít hơn 6 lần/ngày. Trẻ bú sữa mẹ tăng dưới 500g/tháng là mẹ bị thiếu sữa

Cách ngậm vú và tư thế bế cho con bú rất quan trọng

Cách ngậm vú mẹ của trẻ cũng là điều quan trọng quyết định trẻ có nhận đủ lượng sữa mẹ giúp để tăng trưởng hay không, bởi nếu trẻ ngậm vú không tốt thì dù mẹ có nhiều sữa thì trẻ vẫn không tăng cân được.

Khi bú mẹ, miệng trẻ cần há to, môi dưới cong ra ngoài và cằm trẻ chạm vào vú mẹ để ngậm được cả quầng vú chứ không phải chỉ ngậm núm vú, vì khi trẻ ngậm cả quầng vú thì miệng và lưỡi trẻ mới ép vào các xoang sữa để sữa chảy ra dễ dàng.

Bên cạnh đó, tư thế thân của trẻ cũng quan trong trọng trong việc bú mẹ một cách hiệu quả. Khi cho trẻ bú mẹ thì đầu của trẻ, thân mình và mông trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng và phải được nâng đỡ, đồng thời bụng bé phải áp sát với bụng mẹ, mặt trẻ phải đối diện với vú mẹ. Tất cả những điều kiện trên tạo nên một tư thế bú đúng và cách ngậm bắt vú tốt giúp trẻ bú có hiệu quả. Khi trẻ ngậm bắt vú đúng bà mẹ sẽ cảm thấy không đau ở đầu vú, cảm thấy “rần rần” khi sữa xuống, trẻ nuốt sữa nghe ừng ực và tự nhả vú khi bú xong với vẻ hài lòng, thỏa mãn.

Khi trẻ ngậm vú không đúng cách sẽ gây ra hàng loạt các hậu quả. Trước tiên là bà mẹ sẽ bị đau núm vú do trẻ chỉ bú núm mà không ngậm cả quầng vú, nếu đau núm vú kéo dài sẽ gây tổn thương núm vú, trẻ không bú sữa sẽ quấy nhiều hơn và sữa thì ứ lại gây cương tức vú. Sữa ứ đọng do không được bú sẽ có thế gây ra việc tạo sữa ít hơn, dần dần mất sữa. Do vậy, những bà mẹ nhiều sữa, sau khi trẻ bú nên vắt bớt sữa để làm trống bầu vú vì nếu vú mẹ còn đầy sữa thì cơ thể sẽ tiết ra chất ức chế sự tạo sữa.

Để đề phòng tránh đau núm vú, bà mẹ không nên cho trẻ ngậm núm vú giả hoặc dùng bình sữa. Bởi vì cách bú sữa từ bình rất khác với bú sữa từ vú mẹ, với bình sữa trẻ chỉ cần mút nhẹ là sữa đã ra rất nhiều khi đó trẻ dễ dàng từ chối bú mẹ.

Nếu núm vú quá to hoặc bị tụt vào trong

Khi núm vú phẳng hoặc bị tụt vào trong ở một số mẹ, trong trường hợp đó bà mẹ cần kiên trì cho con bú, động tác bú của trẻ sẽ giúp kéo dài núm vú. Mẹ cũng có thể vắt sữa, đút cho trẻ uống bằng thìa. Khi vắt sữa sẽ giúp cho bầu vú mềm hơn, trẻ sẽ dễ ngậm hơn. Tuyệt đối không cho trẻ bú bình vì sẽ làm cho trẻ khó ngậm bắt vú của mẹ hơn.

Nếu mẹ bị tắc tia sữa và biến chứng viêm vú, khi đó vú sẽ nổi cục cứng, sưng tấy từng mảng và rất đau. Trong trường hợp này bà mẹ vẫn tiếp tục cho con bú với các ngậm bắt vú đúng, dùng khăn ấm chườm vú và massage nhẹ nhàng bầu vú. Bà mẹ cũng cần uống nước nhiều và được nghỉ  ngơi.

Nuôi con bằng sữa mẹ là quá trình tự nhiên nhưng cũng không ít khó khăn và trục trặc xảy ra, do vậy các bà mẹ rất cần sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của những người xung quanh để việc cho trẻ bú được thành công

Theo Afamily


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1296 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm