Sợ hay nể? Đa số đàn ông sẽ trả lời là: Nể chứ không sợ vợ. Song có những người sợ thật, một nỗi sợ mơ hồ, ám ảnh về cái người có tên là “vợ”... Có vô vàn nguyên cớ, có thể là do tự bản thân người đàn bà đó đáng sợ, có thể chị ta đang nắm giữ rất nhiều bí mật của chồng... Được chồng nể sợ cũng hãnh diện và thấy khoái, nhưng đã bao giờ các bà vợ biết rõ tâm trạng của chồng khi ấy chưa? Một người đàn ông có thâm niên nể vợ đã tâm sự thế này: “Vợ tôi kiếm nhiều tiền hơn tôi và đương nhiên là cô ấy giỏi. Tôi rất nể về trình độ và khả năng của cô ấy, nhưng mỗi khi nhìn lại thấy hầu hết của cải trong nhà phần lớn do vợ làm ra, tôi thấy lòng tự ái của mình bị tổn thương sâu sắc”. Còn những người nể vợ do vợ có địa vị cao thì đa phần tâm lý của họ cũng có nhiều điều không được thỏa mãn. Hầu hết những người đàn ông nể vợ chỉ cảm thấy tâm lý thoải mái xen lẫn tự hào khi vợ họ có... nhân cách đáng được tôn trọng, biết mình, biết người. Nhưng cánh đàn ông cũng cho rằng, nể và sợ vợ thường có nhiều lúc đi cùng nhau. Nó làm cho người đàn ông trở nên “lép vế” trong gia đình. Đàn ông nể vợ thường im lặng trong các cuộc tranh luận, nhún nhường không dám làm gì phật ý vợ, nhất là khi vợ đã nói “không”. Có người nể vợ vì mặc cảm trước đây mình mang ơn hoặc có lỗi, nay muốn được bù đắp. Còn nhiều người khác thì sợ vợ đến mức không dám tự ý quyết việc gì, nhanh chóng trở thành cái bóng của vợ. Nể và sợ, nếu thái quá sẽ khiến đàn ông nhu nhược trong cả suy nghĩ và hành động. Đó là nhận định của đa số cánh đàn ông trong các cuộc khảo sát không chính thức. Với họ, nếu nể vợ để gia đình êm ấm, vợ hết lòng toàn tâm, toàn ý lo cho gia đình, con cái chu toàn thì tội gì không nể. Các nhà tâm lý học Italia cho rằng: Quan hệ vợ chồng sẽ rất bền vững nếu người chỉ huy trong nhà là vợ. gia đình sẽ nhanh chóng tan vỡ nếu quyền lực trong nhà thuộc về người chồng. Khi người đàn bà là “thủ lĩnh” trong hôn nhân, cuộc sống gia đình bình yên vui vẻ và quan trọng là lâu dài hơn. Còn theo các chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu tâm lý Roma- Italia: Trong gia đình, nơi chế độ mẫu hệ ngự trị, nguy cơ ly hôn giảm 30% so với các gia đình đàn ông làm chủ. Hơn thế, số lần chăn gối trong các gia đình có thủ lĩnh là phụ nữ tăng gần gấp đôi. Chưa hết, nếu như ngân sách gia đình thuộc quyền quản lý của vợ (số liệu điều tra trên 1.000 đôi vợ chồng) thì hôn nhân kéo dài ít nhất là 10 năm. Và nó sẽ chỉ kéo dài đến 5 năm, nếu ví tiền của gia đình do chồng quản lý. Sự phát triển về nghề nghiệp của người đàn bà có thể làm gia đình bền vững tới 15 năm. Ngược lại, các thành tích chóng mặt trong công việc của người đàn ông làm hạnh phúc gia đình chỉ gói gọn trong 2- 4 năm. Điều đáng ngạc nhiên hơn là ở những gia đình có người vợ thông minh hơn chồng không bao giờ tan vỡ trước 12 năm. Còn nếu như ông chồng có nhiều chất xám hơn, con số này chỉ còn phân nửa. Trong quá trình giáo dục con cái, ưu thế cũng thuộc về người mẹ. Nếu như mẹ là người cương quyết, ly hôn là chuyện xa vời. Nếu như ông bố là người cứng rắn, còn lâu mới được như thế. Song các nhà nghiên cứu day dứt bởi câu hỏi: Điều gì hấp dẫn đàn ông gắn bó số phận với phụ nữ “thủ lĩnh”? Theo thú nhận của chính số đàn ông được phỏng vấn thì 17% số họ cho rằng hấp dẫn bởi sự “bạo hành” không che đậy của người đàn bà mình yêu, 19% lấy làm thích thú vì vợ chẳng... để ý tới mình; 23% ngất ngây bởi... sự ích kỷ của vợ và 47% sung sướng vì... tính dục cao hơn của vợ. Phấn đấu để được nể Đây là xu hướng mà người phụ nữ hiện đại cần lưu ý. Thực chất, có nhiều phụ nữ rất khoái khi thể hiện cái oai của mình khi được chồng sợ. Tuy nhiên, đây lại chính là mầm mống đe dọa sự bền vững của gia đình. Nhiều người chồng vì sợ quá lại âm thầm phản bội vợ. Cùng đó, hết giai đoạn cao trào của cái oai, người phụ nữ cảm thấy chán ngán sự thụ động của chồng. Trong con mắt của đàn ông, vợ là tài sản quý, vì thế họ mới chọn sự nể.Đàn bà có thể lắm điều nhưng hầu hết các ông chồng đều nhịn được, ấy là vì họ nể chứ không phải sợ vợ. Đàn ông rất chuộng tự do và bao giờ cũng là phái mạnh nên nói họ sợ vợ là không đúng. Hầu hết các bà vợ cũng cảm nhận được điều đó. phụ nữ hãy nghĩ rằng đức lang quân không sợ mình, chỉ yêu thương và nể trọng thôi. Đây là một nhận thức tỉnh táo, giúp người phụ nữ giữ được sự đúng mực trong quan hệ vợ chồng, không vượt qua giới hạn cho phép, vì nếu vượt quá thì chồng sẽ không nể nữa, cũng không thương yêu nữa và như thế là chấm hết. Trong gia đình, người vợ có thể quyết định nhiều vấn đề nhưng ông chồng vẫn là một người nếu không lớn hơn một chút thì ít nhất cũng ngang bằng bà xã của họ. gia đình nào mà “lệnh ông không bằng cồng bà”, người vợ “tinh tướng”, coi mình là số 1 thì chắc chắn có nguy cơ: gia đình thiếu đi sự nề nếp, con cái sẽ khó học được từ người cha những giá trị thực chất về người đàn ông. Người đàn ông chân chính rất sợ khi gặp phải người vợ như vậy. Từ xưa đến nay, đàn bà được coi là người gìn giữ mái ấm, đàn ông được coi như chuẩn mực của sự mạnh mẽ, nguyên tắc và của “pháp luật”. Ở gia đình nào, người bố được các con coi là thần tượng, ở đó sẽ có những đứa trẻ ngoan và có chí hướng. Vì thế, bảo vệ thần tượng người bố là cách ứng xử của những bà vợ thông minh nhất, hiểu biết nhất. Để có được sự nể trọng của chồng không dễ đâu. Các bà vợ phải phấn đấu rất nhiều, phải ứng xử khôn ngoan và trước hết phải biết mình là ai và đang ở đâu?! Trong gia đình, điều quan trọng nhất vẫn là tình yêu và sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Đó mới thực sự là nền tảng của hạnh phúc. Đàn ông tử tế phải biết nể vợ Trong cách ứng xử của phương Đông có văn hoá nể vợ. Các nhà Nho xưa dạy con trai rằng: “Làm người đàn ông tử tế phải biết nể vợ”. Giáo lý phong kiến ngày xưa dạy phụ nữ coi chồng là trời (chữ phu gồm chữ nhị, chữ nhân, chữ tâm và chữ nhị đứng trên chữ nhân thì thành chữ thiên, tức là trời). Trong “tam tòng” của người phụ nữ thì sau “Tại gia tòng phụ” là “xuất giá tòng phu”. Trong ứng xử vợ chồng thì nguyên tắc của người phụ nữ là “phu xướng phụ tuỳ” (chồng quyết định, vợ vâng theo). Vậy mà các nhà Nho từ đời này sang đời khác vẫn dạy con cháu rằng làm người đàn ông tử tế phải biết nể vợ. Các cụ không dạy con cháu phải sợ vợ mà chỉ dạy là phải biết nể thôi. Điều này không trái với giáo lý phong kiến lại rất thuận với đạo lý làm người. Theo gia đình
Sợ vợ - nỗi sợ “truyền kiếp” của quý ông
Nhưng nếu có ai động chạm đến chuyện ấy, lập tức các quý ông nhà ta sẽ ưỡn ngực mà rằng: Làm sao phải sợ, đấy là nể. Nể khác hẳn sợ. Mà nếu có sợ thì sợ vợ mình chứ không phải vợ người khác nhé!
Với một số người thì sợ là bởi... sợ thôi, chẳng có lý do gì cả -họ sợ vợ một cách vô điều kiện. Những anh chàng này thường là quá hiền lành, nghe theo sự “chăn dắt” của vợ. Triệu chứng chung của họ là phát hoảng, toát mồ hôi hột khi vợ chua ngoa, đanh đá, hay ghen, việc gì cũng dám làm hoặc lầm lì ít nói nhưng một khi đã nói thì “chắc như đinh đóng cột”...
Đã đọc : 5202 lần
Liên hệ tư vấn
CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT
tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Lĩnh vực tư vấn:- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình- tư vấn nuôi dạy trẻ
- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính
- tư vấn trị liệu tâm lý- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress
Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếpKhách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đâyTruyện hay
Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ
Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm