Ghen - bệnh mạn tính

Thật buồn nếu bạn đang từng bước bị gặm nhấm bởi căn bệnh mạn tính: ghen! Và nó sẽ theo bạn cho đến ngày nào tim bạn… còn thổn thức vì một ai đó.

Thật ra ghen chính là một liều thuốc tốt (nếu đã đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng) giúp bạn lèo lái thành công con tàu hạnh phúc lứa đôi, nó bộc lộ không chối cãi được tình cảm dành cho nhau vì có yêu mới ghen! Nó khiến tình yêu có nhiều “gia vị”, đem lại niềm hãnh diện khi biết ai đó sợ mất mình, thậm chí một số nghiên cứu cho thấy ghen có thể đem lại nhiều cảm xúc mãnh liệt hơn trong quan hệ tình dục

Theo nhà tâm lý học Ayala Malach Pines: “Ghen là một chuỗi phản ứng rất phức tạp, xuất phát từ cảm nhận mối đe dọa hiện hữu (nhưng thường đối với phái nữ, vô hình cũng có nghĩa tương tự!) đến quan hệ tốt đẹp hiện có của mình". Do đó coi chừng “sốc thuốc” nếu lạm dụng! Bạn sẽ dễ dàng hủy diệt trong chớp mắt tình cảm cố công vun đắp từ rất lâu, dù tận đáy lòng bạn vẫn vang lên điệp khúc: Chỉ vì em/ anh quá yêu anh/em. Bởi là chuỗi phức ứng, ghen liên quan đến ba mặt sau: Cảm xúc, Ý nghĩ, và Động thái.

- Cảm xúc: đau đớn, giận dữ, điên loạn, rầu rĩ, sợ hãi, sầu muộn, ê chề.

- Ý nghĩ: oán trách, so sánh với địch thủ, lo ngại về hình ảnh bản thân, tự thán.

- Động thái: thiếu sinh khí, run rẩy (vì giận khi nghĩ đến địch thủ), tra hỏi liên tục để tìm kiếm sự trấn an, có những hành động gây hấn, nhiều khi dẫn đến bạo lực.

Bạn đã thấy yêu đương quả rất phức tạp chưa? Song ghen cũng không phải khó kiểm soát nếu bạn biết cách và kiên nhẫn.

Đầu tiên bạn hãy lập ra một bản danh sách những “mối nguy hại tiềm ẩn”, và tự trả lời một cách thành thật về những đe dọa mà chúng đem đến. Tìm các bằng chứng cho thấy hạnh phúc bạn đang bị đe dọa. Sau đấy xét xem mình đã có phản ứng gì khiến mối quan hệ xấu hơn không?

Bạn có thể tự trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực như sau: người bạn đời rất yêu mình, và anh ta/cô ta luôn quý trọng mình, không muốn làm điều gì khiến mình phải buồn; mình cũng rất đáng yêu đấy chứ; sẽ chẳng có gì xảy ra với một người đáng yêu như mình cả.

Tìm kiếm sự trấn an từ người bạn đời. Bạn nên chia sẻ thẳng thắn nỗi bất an với họ, khiến họ hiểu cảm giác ấy như thế nào. Nhưng ghi nhớ là đừng quá càm ràm hay tra hỏi. Hãy trao đổi trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, và cởi mở. Như vậy bạn sẽ thấy mối đe dọa ấy thật sự không quá ghê gớm lắm đâu; hơn nữa, bạn sẽ khiến người bạn đời lẫn “đối thủ” nể bản lĩnh của bạn hơn.

Vậy đối với những ai đang sống với “lửa” thì sao. Có một người bạn đời cả ghen sẽ không lấy gì làm dễ chịu nhưng “không có lửa sao có khói”, bạn cũng nên xem lại bản thân mình một chút qua các gợi ý dưới đây.

- Hãy nghĩ về các cơn ghen ấy theo chiều hướng khác thay vì coi như nỗi bực bội, phiền toái hay mè nheo. Vì nếu người bạn đời của bạn không coi trọng mối quan hệ đang có, bạn hẳn không bị làm phiền đến thế đâu! Bạn đừng quay mặt đi, đừng gắt gỏng kiểu “làm đã mệt muốn đứt hơi, về lại quấy rầy”… Bạn sẽ có cơ hội khiến cơn ghen được tiếp tục củng cố bởi các ý nghĩ tiêu cực như anh ta/cô ta đã chán mình rồi. Do vậy hãy cố tìm hiểu, và động viên cô ta/anh ta.

- Kiểm tra lại các hành vi gần đây của mình. Đừng quên là bạn đôi khi có những hành động hơi “quá trớn”. Nó sẽ khiến một người nhạy cảm tưởng chừng như trời sập, do vậy cần cẩn thận nếu phát hiện hành động nào của mình khiến người bạn đời phải “mặt ủ mày chau” thì nên dừng ngay lại. Bạn có thể bàn bạc thằng thắn với họ về “các hành động khiêu khích” đó, nếu được hãy đi đến một thỏa hiệp, song cần nhớ một khi đã thỏa thuận rồi thì đừng làm sai nữa!

- Xây dựng niềm tin. Hãy luôn tạo nhiều cơ hội quan tâm, chăm sóc “con bệnh”. Chứng tỏ cho họ thấy tình yêu của bạn dành cho họ là vĩnh viễn, (dù đôi khi hơi xao nhãng một chút!). Cùng chia sẻ với họ những điểm mạnh và điểm yếu, để nhân đôi điểm mạnh, khắc phục bớt phần nào điểm yếu, có vậy mới khiến họ cảm thấy tự tin rằng mình thật ra cũng có khối điểm hay đấy chứ.

(Theo Tuổi Trẻ)

------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 2446 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm