Những chuyện này có quen thuộc không nào? Bạn buồn bã. Anh ấy làm điều gì đó khiến bạn tổn thương như mặc kệ bạn trong một bữa tiệc rồi đi tán tỉnh, bù khú khắp nơi, anh ấy không tôn trọng mẹ bạn hoặc cái gì đó tương tự, vân vân và vân vân. Bạn biết, anh ấy biết đó là điều không đúng. Bạn trợn mắt gào lên "Tại sao anh có thể làm như vậy với em" còn anh ấy chỉ vung tay lên và nói "Oài, anh chả có gì để nói cả" rồi sập cửa bước ra ngoài.
Anh ta không thể đối phó với điều này? Vớ vẩn. Bạn đang bị tổn thương, anh ta có trách nhiệm, và anh ta lại không thể giải quyết? Giờ bạn chỉ còn biết khóc lóc và không thể tin rằng anh ta bỏ đi khi bạn đang đau khổ do những điều anh ta gây ra, thật lố bịch.
Bạn hoàn toàn đúng. Anh ta phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề đó với bạn. Nhưng vấn đề là, anh ta không thể nghe bạn nói gì qua những giọt nước mắt của bạn. Anh ấy hoàn toàn điếc đối với những lời nói đầy xúc cảm của bạn.
Những tranh cãi có tính cảm xúc
Hầu hết đàn ông sợ hãi sự bùng nổ cảm xúc của phụ nữ. Chi duy nhất một cảm xúc mà đàn ông có thể dễ dàng liên tưởng đó là sự giận dữ. Họ được rèn luyện từ khi còn bé con không phải để khóc lóc mà để trở thành một người đàn ông, và để xử lý mọi việc. Vì nước mắt thể hiện việc mất kiểm soát và cả xã hội sẽ coi thường khi người đàn ông không thể kiểm soát sự việc cũng như bản thân mình.
Tuy vậy bạn không phải khóc cạn nước mắt hoặc gạt bỏ mọi cảm xúc của bản thân. Cảm xúc của bạn là quý báu và đáng giá. Không phải do anh chàng của bạn không thể chấp nhận nó nên bạn không thể khóc. Khóc lóc không phải là vấn đề mà việc cố gắng trao đổi với anh ấy trong khi đang khóc lóc mới là vấn đề lớn. Nếu bạn đang khóc, vậy đừng cố nói chuyện với anh ấy trong lúc đó.
Bạn nên làm gì:
Khi đã khóc cho thỏa thích và bình tĩnh lại, lúc đó mới tiếp cận và đề nghị anh chàng trao đổi về những việc đã xảy ra. Hãy bình tĩnh, đừng khóc lóc nữa, chắc chắn anh ấy sẽ mở lòng.