Nghệ thuật cãi nhau mà vẫn có thể lùi

Bạn sẽ nói: Tức mới cãi nhau, làm sao lúc ấy còn nghĩ đến chuyện giảng hòa? Nhưng không ít người đã hối tiếc vì khi cãi nhau, họ lỡ lời đến mức sau đó khó có thể hòa giải.

Dưới đây là những nguyên tắc để có "những cuộc cãi vã ...tốt".

Nguyên tắc 1: Không nên tích tụ sự giận dữ

Cách tốt nhất để bảo vệ chén bát không bị đập vỡ và các cuộc hôn nhân không bị tan tành là ngăn chặn những bùng nổ ngay từ gốc của nó. Khi bạn bắt đầu cảm thấy sự việc đang nóng lên thì bạn hãy cố gắng im lặng và bình tĩnh xem xét những gì đã xảy ra – có đúng là có những việc mà bạn cần phải nói chuyện và làm rõ vấn đề hay không?  Càng tức giận và bực bội bao nhiêu, thì bạn càng cần phải cắn răng lại.


 

Còn một sai lầm khác nữa: bạn đừng để sự giận dữ tích tụ lại. Chồng bạn hay để chén dĩa dơ trên bàn sau khi ăn. Một lần, hai lần, mười lần… bạn luôn dọn dẹp và không hề phản ứng. Thế nhưng lần thứ 20 có thể là giọt nước cuối cùng – chẳng biết vì sao mà cơn giận tự dưng dâng trào trong bạn: “Em là gì trong cái nhà này? Osin à?”. Người phạm lỗi sốc: anh ta chẳng hề nghĩ rằng một cái đĩa dơ có thể là nguyên nhân cho sự bực bội đến như thế. Chuyện đã vỡ, chồng bạn sẽ chẳng còn cách nào ngoài việc tự bảo vệ mình và anh ta cũng hét lên trả lời. Tấn thảm kịch ấy đã có thể tránh được nếu như ngay khi cảm thấy bực bội, bạn yêu cầu anh ấy tự dọn dẹp.

Nguyên tắc 2: Tìm thời điểm và địa điểm thích hợp để trò chuyện

Nếu cuộc xung đột đã kéo dài và một cuộc trò chuyện nghiêm chỉnh là không tránh được, hãy dẫn dắt chúng với một cái đầu sáng suốt. Đầu tiên, hãy chọn thời điểm và địa điểm thích hợp. Trò chuyện khi anh ấy đang mệt mỏi, đang chuẩn bị cho  một cuộc họp quan trọng hay khi anh ấy say rượu, chắc chắn sẽ  không hiệu quả.

Nguyên tắc 3: Không chỉ trích và biết lắng nghe

Hãy thảo luận các vấn đề bất đồng một cách thân thiện, thoải mái và có tính xây dựng.

• Hãy nhớ rằng bất kỳ sự chỉ trích nào – dù là anh ấy đúng hay sai - cũng sẽ khiến anh ấy muốn bảo vệ mình, phản đối, chứng minh rằng những gì bạn nói là không đúng. Hãy tránh nói những cụm từ như: "Anh làm sao thế? Không gọi điện thoại được à?". Hãy chọn cách nói thể hiện cảm xúc thân thiện của mình như:  "Anh thân yêu, anh có biết là em lo lắng lắm không? Vì em không biết chuyện gì đang xảy ra."

• Đừng xả rác vào cơn giận với kiểu khẳng định như "Anh chẳng bao giờ ..." "Anh luôn luôn ..." … Khi đó kẻ "phạm tội" sẽ bắt đầu phản bác những từ "không bao giờ", "mãi mãi", "luôn luôn" , và như thế cuộc cãi vã của các bạn sẽ chuyển sang một hướng khác.


• Đừng sử dụng những cụm từ vô nghĩa như: “Nói chuyện với anh đúng là vô ích" "Anh là người ích kỷ," “Anh chẳng làm được chuyện gì hết”. Thà bạn đập vỡ chén đĩa còn hơn nói những lời ngu ngốc mà sau này bạn phải hối tiếc.

• Đừng thay chủ đề và mục đích của cuộc trò chuyện. Bạn biết rằng thường thường khi cãi nhau, bạn có thể trút hết mọi tức giận của mình ra một lúc: nào là anh ấy quên ngày các bạn gặp nhau, anh ấy quên mua sữa cho con...  Hãy nắm chắc mục đích cuộc nói chuyện của mình và đừng để cơn giận lôi kéo bạn đi chệch mục đích.

• Đừng cố gắng nắm giữ thế thượng phong. Hãy để anh ấy hiểu rằng bạn luôn luôn lắng nghe anh ấy. Hãy cố gắng nhìn vấn đề từ quan điểm, suy nghĩ của anh ấy.

Nguyên tắc 4: Không đưa người thân hay bạn bè vào cuộc cãi nhau

Đừng lôi kéo những người thân hay bạn bè vào các cuộc cãi nhau. Bố, mẹ, con cái cần phải đứng ngoài cuộc. Đừng cố gắng làm rõ mọi việc khi có mặt một người nào đó. Đừng kể lung tung những điều không vui trong quan hệ gia đình. Chúng chẳng giúp giải quyết những vấn đề của bạn.

Nguyên tắc 5: Tìm cách giảng hòa nhanh chóng

Hãy biết cách giảng hòa. Khi "cơn bão” đã đi qua, đừng giữ vẻ mặt cau có và im lặng. Hãy biết cách thực hiện những bước đầu tiên: "Anh biết đấy, em rất rất lo lắng khi chúng ta cãi nhau. Em nghĩ là anh cũng thế. Chúng ta hãy giảng hòa nhé ". Hãy nhớ rằng phải hết sức chân thành! Sự hòa giải hình thức không giúp gì cho mối quan hệ. Sau một "cuộc cãi vã tốt đẹp", người ta sẽ coi trọng mối quan hệ của mình hơn và ít tìm ra cớ để cãi vã hơn.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1655 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm