"Tôi có hàng núi công việc" :
Hãy sắp đặt lại công việc cho khoa học. Chẳng hạn, vào buổi sáng, bạn hãy trả lời tất cả những thư từ khẩn cấp; buổi chiều dành cho họp hành... Mỗi người có những khả năng riêng, lịch làm việc phụ thuộc vào khả năng này. Nếu bạn thường mệt mỏi, buồn ngủ sau 15 giờ thì đừng giải quyết những vấn đề quan trọng ở thời điểm này.
"Sếp giao cho tôi quá nhiều việc"
Hãy học cách nói không, giải thích cho sếp biết rằng bạn có quá nhiều việc phải giải quyết và không còn thời gian nữa. Đừng xiêu lòng trước những khen ngợi của sếp, chẳng hạn như chỉ có mình anh (chị) là người làm nhanh và hiệu quả nhất. Nếu nghe lời, bạn sẽ gây khổ cho mình.
"Tôi không đủ thời gian"
Càng bị sức ép về thời gian thì bạn càng bị stress. Vì thế, trong nhiều công việc khẩn cấp, hãy chọn việc nào cần ưu tiên nhất để giải quyết trước.
"Điện thoại không ngừng reo"
Khi phải tập trung giải quyết gấp một công việc nào đó, hãy chuyển điện thoại sang chế độ nhắn tin. Giải quyết xong, nghe tin nhắn và gọi lại cho người cần gặp.
"Tôi bị quấy rầy liên tục"
Đóng cửa phòng làm việc của bạn lại và cho mọi người biết rằng bạn cần tập trung. Nếu ngồi chung với đồng nghiệp trong phòng, hãy dời bàn làm việc vào một góc cho yên tĩnh. Tránh ngồi gần cửa ra vào.
"Công việc của tôi sao nhạt nhẽo và chán ngắt"
Nếu không thay đổi được công việc, hãy tìm ra những ích lợi của nó. Những suy nghĩ tiêu cực chỉ xuất hiện khi bạn mệt mỏi. Khi mọi chuyện qua đi, bạn sẽ nghĩ khác và nhận thấy công việc bạn đang làm cũng rất thú vị.
stress đang là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy yếu sức khoẻ của nhân viên văn phòng. Tại Canada, gần 50% người dân cho rằng mình bị stress từ trung bình đến nặng do cố tìm cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng tư. Còn tại Pháp, 80% nhân viên văn phòng than phiền bị stress.
Theo các chuyên gia, không khó nhận ra người bị stress vì họ thường có những triệu chứng sớm như nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, khó chịu ở dạ dày, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Nếu không được giúp đỡ, người bị stress rơi vào tình trạng kiệt sức liên tục về mặt thể chất và tinh thần, ở họ cũng xuất hiện những cảm xúc tiêu cực,tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng. Chúng sẽ dẫn đến các rối loạn mãn tính về tinh thần, suy giảm trầm trọng khả năng tham gia vào cuộc sống hằng ngày.
Người bị stress dễ tức giận, mất kiên nhẫn, buồn bã, kiệt sức, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ.