hôn nhân sau một lần đổ vỡ

hôn nhân nhiều khi đến người trong cuộc phải đối đầu với song gió, khó khăn để bảo vệ, đắp xây hạnh phúc. Với những người qua “hai lần đò”, mọi thứ tăng lên gấp bội.

Làm thế nào để chèo lái “con thuyền thứ hai” này đến bến bình yên.

 

Biết chắc lý do

Trước khi quyết định tái hôn với một người cũng từng bị đổ vỡ trong hôn nhân như mình, cả hai nên tìm hiểu lý do dẫn đến cuộc chia tay. Nếu không thể hỏi nhau một cách thẳng thắn, thì hãy khéo léo tìm hiểu qua các mối quan hệ của người ấy như bạn bè, người thân, gia đình... Khi biết rõ được lý do đổ vỡ cuộc hôn nhân của đối phương, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định đi bước nữa. Đồng thời, đây cũng là cơ hội giúp bạn tránh được những sai lầm tương tự trong tương lai, nếu cả hai về chung sống cùng nhau.


 

Giúp nhau quên quá khứ

Sau một lần đổ vỡ, dù thế nào thì trong mỗi người vẫn còn lại những ám ảnh và cả nỗi đau. Việc giúp nhau quên dần đi quá khứ là điều cần thiết. Không nên cố gắng nhắc lại những kỷ niệm về cuộc hôn nhân cũ của mình trước mặt người ấy, cũng không nên ghen tuông với quá khứ của người ấy. Hãy xác định cho mình: Đây là một cuộc sống mới, một gia đình mới và chúng ta đã là của nhau... Việc khẳng định hiện tại này sẽ không chỉ giúp chính bạn cảm thấy cuộc sống của mình mới mẻ hơn, mà còn khiến người ấy có được tâm lý an toàn và hào hứng.

Yêu thương và công bằng với con cái

Nếu cùng là “rổ rá cạp lại” mà đều chưa phải vướng bận gì con cái, thì cuộc hôn nhân thứ 2 sẽ bớt phức tạp hơn. Tuy nhiên, nếu cả hai đã có con riêng và giờ cùng mang con về chung sống thì gia đình mới sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, trắc trở. Những đứa trẻ có bố mẹ từng một lần bị đổ vỡ thường rất nhạy cảm. Cả hai sẽ chỉ có thể hòa thuận và cùng nhau xây dựng tổ ấm mới, nếu như học được cách yêu thương và biết đối xử công bằng giữa những đứa con chung, con riêng và con chúng ta.


Tránh từ “chia tay”

Cuộc sống gia đình vốn đã phức tạp và việc xảy ra những mâu thuẫn, bất đồng giữa các thành viên là chuyện đương nhiên. Song, dù có tức giận nhau đến mức nào thì mỗi người cần phải tôn trọng một nguyên tắc: Không nên dọa dẫm nói lời chia tay. Sau một lần ly dị, cả vợ và chồng đều tựa như con chim bị thương sợ cành cong. Dọa dẫm chia tay thường là một “đòn” đánh mạnh nhất vào nỗi đau, lòng tự trọng, gây tổn thương cho người bạn đời. Họ sẽ có cảm giác mình lại bị thất bại lần nữa và sẽ dẫn đến nguy cơ không cần coi trọng hôn nhân. Khi ấy, thường tiềm ẩn nguy cơ tan vỡ rất cao.

Theo Afamily

------------------------------

------------------------------
Tags:
Đã đọc : 1907 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm