Nếu phát hiện sớm các dấu hiệu này, bạn có cơ may cứu cho cuộc hôn nhân của mình khỏi rơi xuống vực thẳm, hồi sinh lại tình cảm vợ chồng.
Cả hai đều tránh xung đột
Những cặp đôi thực sự sẽ thừa nhận vấn đề trong hôn nhân của mình để cùng nhau giải quyết. Song đa số còn lại mang tâm lý ngại cãi vã, vì thế họ giữ im lặng trước những vấn đề bản thân thấy phiền.
Bạn có thể nghĩ, thật dớ dẩn nếu bảo chồng rằng mình phát điên lên được khi anh ấy để đầy bát bẩn trong bồn không rửa. Song vì đây là hành động anh ấy cần thay đổi, bạn nên nói ra, thế mới là biết bảo vệ hôn nhân.
Bạn cần chọn cuộc chiến của mình, nhưng hãy giảm thiểu tối đa xung đột. Né tránh tranh cãi là tước đi của hai người cơ hội hiểu nhau hơn, gần gũi hơn. Bạn cũng không muốn giữ mãi tâm lý “cay cú” khi để chuyện khó chịu thường xuyên diễn ra trước mắt phải không nào?
Tranh trãi không có hồi kết
Cordova trong chương trình của mình nhận thấy, không ít cặp đôi khi vừa vấp phải chuyện cãi vặt đã vội vàng bỏ đi, hy vọng lắng xuống những cảm xúc tiêu cực. Họ coi đó là giải pháp lấy lại bình tĩnh. Điều này đúng khi bạn đã vào cơn bốc hỏa. Song nhớ rằng, hãy quay lại với thái độ làm hòa, để chắc chắn rằng giữa hai người không hề có đổ vỡ. Tất cả những gì bạn cần làm là thừa nhận: “Được rồi, chúng ta không thống nhất ở điểm này. Nhưng chúng ta vẫn ổn. Và anh vẫn yêu em”.
Cuộc chiến tiền bạc luôn dữ dội
Hầu hết mọi người nghĩ rằng những cuộc cãi cọ kiểu này chỉ xoay quanh vấn đề chi tiêu hay tiết kiệm, song thực tế, vấn đề chính nằm ở mối quan hệ cảm xúc của chúng ta đối với tiền.
Chuyên gia Cordova, người đang làm chủ một chương trình giúp các cặp đôi Mỹ nhìn nhận lại hôn nhân của họ cho hay:
“Tôi từng làm việc với một cặp vợ chồng cùng thích sưu tập cá cảnh. Ông chồng mua rất nhiều cá, nuôi chật cả bể, trong khi chị vợ nghĩ họ không cần nhiều đến thế. Họ bất đồng quan điểm trong chuyện này. Cuối cùng, ông chồng càng mua, chị vợ càng tức. Rốt cuộc thành cãi nhau to. Chuyện của họ không còn là vấn đề tiêu tiền, mà là phải học cách chấp nhận những thái độ khác nhau về tiền bạc. vợ chồng họ cần nhận ra rằng cho dù đây là một “cuộc chiến”, nó không đáng để phá hỏng mối quan hệ giữa hai người. Lời khuyên của tôi: Tốt nhất nên tìm một điểm Giữa hai thái cực, để cả hai cùng thoải mái với quyết định cuối cùng có tính chất trung hòa”.
Luôn có cớ để chê nhau
Nhiều người cho rằng, đã là hôn nhân thì lúc này hay lúc khác phải có cáu giận. Song thực tế, nếu các bạn thường xuyên chọc tức nhau, thì đó lại là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy hai người không ăn ý, thường xuyên bỏ qua những vấn đề có thể là nhỏ với người này song lại nghiêm trọng với người kia, hoặc là hai người mất niềm tin ở nhau. Chuyện này có thể kéo dài đến hàng năm trước khi các cặp đôi nhận ra rằng họ không thực sự hạnh phúc.