Việc đổ vỡ trong hôn nhân thường là nỗi đau lớn với con trẻ nhưng hầu hết chúng có thể vượt qua nó sau 1 thời gian nhất định. Trong khoảng 1,5 triệu trẻ em ở Mĩ, thì có rất nhiều em đang phải sống trong cảnh bố mẹ li hôn, chúng thường cảm thấy như thể cả thế giới đang sụp đổ hoàn toàn vậy.
Trong suốt quá trình làm thủ tục li hôn, các bậc phụ huynh luôn dành sự quan tâm chăm sóc cho con họ. Nhiều bố mẹ quá lo lắng đến nỗi họ luôn cảm thấy không vui và họ luôn hi vọng có thể bảo vệ đứa con của mình từ những vết thương mà việc li hôn gây ra.
Tuy nhiên, họ có nhiều lí do để tiếp tục hi vọng. Theo những gì mà các nhà nghiên cứu tìm hiểu được thì chỉ có một tỉ lệ phần trăm nhỏ trẻ em phải đối mặt với những vấn đề hết sức nghiêm trọng trong giai đoạn đầu li hôn của bố mẹ. Với chủ đề này, chúng tôi cố gắng tìm ra được những nhân tố có thể bảo vệ trẻ em từ những tác động tiêu cực của việc li hôn.
Lấy lại thăng bằng nhanh chóng
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy việc li hôn của cha mẹ ảnh hưởng tới trẻ em trong một thời gian ngắn và những đứa trẻ này sẽ sớm lấy lại cân bằng sau những cơn sốc ban đầu.
Trong một nghiên cứu tâm lí học vào năm 2002 của bà Mavis Hetherington và sinh viên Anne Mitchell Elmore trường đại học Virginia thì nhiều trẻ em đã trải qua những tác động tiêu cực ngắn hạn của việc li hôn như sự lo lắng, giận dữ, những cơn sốc và hình thành trong chúng sự mất niềm tin vào mọi thứ. Những may mắn là những triệu chứng này sẽ dần mờ nhạt đi hoặc biến mất trong những năm sau đó. Chỉ một phần nhỏ trẻ em cần thời gian lâu hơn để quên đi tất cả.
Trong một bài bình trên báo vào năm 2001, nhà xã hội học Paul R. Amato ở trường đại học Pennsylvania, Mĩ đã đưa những tác động của việc li hôn có thể xảy ra với trẻ em trong những năm đầu tiên.
Nghiên cứu cũng so sánh những trẻ em ở các độ tuổi khác nhau trong gia đình hạnh phúc với những trẻ em có bố mẹ li hôn. Các chuyên viên điều tra đã theo sát những đứa trẻ này từ lúc còn nhỏ tới tuổi vị thành niên, rồi những năm tuổi teen, và họ đánh giá thành tích mà chúng đạt được tại trường, cũng như cách ứng xử và cảm xúc, các quan điểm, mối quan hệ xã hội và việc thi hành luật pháp của chúng.
Qua một thời gian, việc nghiên cứu cho thấy chỉ có một số điểm khác biệt nhỏ giữa 2 đối tượng trẻ em này. Những điểm khác biệt ấy lại không liên quan gì đến việc đổ vỡ của gia đình. Kết quả này chứng minh rằng hầu hết trẻ em đều chịu đựng khá tốt với các tác động của việc li hôn.
Các nhà nghiên cứu cũng liên tục phát hiện ra mức độ thường xuyên của các cuộc cãi vã của các bậc phụ huynh trong và sau khi chia tay có tác động xấu với những phục hồi của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này có thể bị đảo ngược lại theo chiều hướng khác trong một vài trường hợp.
Trong một nghiên cứu năm 1985, ông Hetherington và các cộng sự đã báo cáo rằng một số trẻ em được tiếp xúc nhiều với những bất hòa trước khi ly dị lại điều chỉnh tốt hơn so với trẻ em ít khi đối mặt. Rõ ràng khi xung đột trong hôn nhân xảy ra ngầm thì trẻ em thường không chuẩn bị trước khi được cho biết về việc ly hôn sắp xảy ra. Chúng sẽ rất ngạc nhiên, thậm chí sợ hãi khi biết tin. Nhưng trẻ em từ các gia đình bất hòa thường xuyên có thể trải qua việc ly hôn một cách nhẹ nhàng hơn.
Cùng với đó, nghiên cứu cũng chỉ ra một tỉ lệ nhỏ những người trẻ tuổi trải qua những vấn đề liên quan tới li dị ngay cả khi có những khó khăn lâu dài tồn tại và xuất phát từ những cuộc cãi vã giữa ông bố bà mẹ. Áp lực trong hôn nhân có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng nuôi dạy con cái. Việc li hôn thường xuyên gây ra những căn bệnh như trầm cảm, lo âu và việc lạm dụng chất kích thích ở các bậc phụ huynh có thể gây ra mất cân bằng trong công việc và nuôi dưỡng con cái. Những vấn đề này có thể làm giảm khả năng mang lại cho con cái sự ổn định và tình yêu khi mà chúng cần nhất.
Những vấn đề liên quan khi con bạn trưởng thành
Những tác động của việc li hôn có thể không xảy ra cho tới khi con bạn bước vào tuổi vị thành niên hoặc trưởng thành. Vào năm 2000, theo những gì mà quyển sách của Judith Wallerstein và các cộng sự- ở trường đại học Berkeley, có tiêu đề “ Những tác động không ngờ của việc li hôn” viết thì hầu hết những đứa con ở tuổi teen cũng trải qua những vấn đề nghiêm trọng trong các mối quan hệ.
Tuy nhiên nghiên cứu không đồng tình với quan điểm là các vấn đề xảy ra với trẻ vị thành niên là phổ biến. Thay vào đó chúng lại là những người có thể thích ứng với tình cảnh này tốt hơn. Ở một quyển sách khác “ Liệu tốt hơn hoặc tồi tệ hơn: Việc li hôn cần xem xét lại” của Hetherington và đồng tác giả- nhà báo John Kelly đã kể lại một nghiên cứu kéo dài 25 năm. Khi mà Hetherington đã theo sát những đứa trẻ mà bố mẹ chúng li hôn và những đứa bé được bao bọc bởi gia đình êm ấm.
Và kết quả là:
Đứa trẻ có bố mẹ li hôn | Đứa trẻ có bố mẹ không li hôn |
Trải qua những cú sốc tinh thần, tình cảm. | |
25% | 10% |
Khả năng phục hồi sau những tổn thương | |
15% | Rất thấp |
Không ai biết được nguyên nhân gây ra sự khác biệt này có phải là do việc đổ vỡ trong hôn nhân hay là do các tác động khác như: thiếu tình yêu thương, chăm sóc con cái từ phụ huynh.
Cũng trong một bài phân tích của nhà tâm lí học Joan B. Kelly và Robert E.Emery trường đại học Virginia thì trong các mối quan hệ thì những đứa trẻ trải qua việc li dị của bố mẹ chúng thì ít khi có vấn đề hơn là những đứa con sống trong gia đình có đủ bố mẹ. Sau nhiều tính toán thì sự khác biệt giữa hai nhóm trẻ em này cũng rất là nhỏ. Làm sao để con vui vẻ trở lại? Trẻ em có bố mẹ li hôn có thể biết cách đối mặt với tình hình tốt hơn nếu như cha mẹ biết kiềm chế những cuộc cãi vã trong gia đình cũng như đừng để trẻ nhìn thấy những xung đột gay gắt. Hơn thế nữa, khi mà con bạn nhận được sự chăm lo tận tình ít nhất là từ bố hoặc me thì chúng sẽ cư xử đúng mực hơn so với những đứa trẻ thiếu đi tình thương ấy dù chúng sống chung với cả bố và mẹ. Trong trường hợp này thì các bậc phụ huynh nên tìm những lời khuyên từ các chuyên gia hoặc điều chỉnh lại thời gian bạn dành cho con một cách hợp lí. Các ông bố bà mẹ cũng cần gần gũi, an ủi và động viên con trong thời kì khó khăn và cố gắng hiểu được lòng chúng. Bạn cũng không nên ngại trả lời những câu hỏi của con mình một cách đầy đủ nhất. Ở một khía cạnh tổng quát hơn, bố mẹ nên biết cách bảo vệ con từ những tác động xấu của việc li hôn. Hãy cho con thấy được sự ấm áp và tình cảm của bạn và đừng quên dõi theo từng hành động của con. Bố mẹ có thể hướng con vào khuôn khổ của gia đình nhưng đừng quá nghiêm khắc hay buông thả chúng. Những yếu tố khác cũng đóng góp cho việc nhận thức của con trẻ là sự chăm lo đầy đủ về mặt tài chính cho con sau khi bố mẹ li hôn hay là sự động viên của cộng đồng như của người lớn và thầy cô. Thêm vào đó, những tính cách của con sẽ giúp con kiên cường vượt lên những tổn thương. Những đứa trẻ khoan dung thì rất dễ để đối mặt với tình huống này. Cách đối mặt của chúng với vấn đề cũng khác. Ví dụ một đứa có những cách giải quyết vấn đề sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ của xã hội và kiên cường chứ không lảng tránh vấn đề. Kết luận lại: Mặc dù li hôn gây ra những vết thương lòng cho con trẻ nhưng những tác động lâu dài có thể tránh được, tất cả phụ thuộc vào cách cư xử của những người bố, người mẹ.