Bạn đang tận hưởng vị ngọt ngào của một tổ ấm hạnh phúc. Nhưng hãy nhìn ra xung quanh xem, cận kề bên bạn là không ít cuộc hôn nhân tan vỡ, không ít cảnh “tan đàn xẻ nghé” mà nguyên nhân rốt cuộc chẳng đâu vào đâu. Liệu hạnh phúc nhỏ bé của bạn có nằm trong “tầm ngắm”của những hiểm họa này không?
Những dấu hiệu sau đây có thể giúp bạn kiểm tra mức độ bền vững của đời sống êm ấm gia đình:
1. Hai người đã chán gét và không còn yêu nhau nữa
Đây là yếu tố nguy hiểm nhất, bởi không có gì khủng khiếp hơn khi phải sống chung và va chạm với nhau hàng ngày mà hai người lại “ngấy” nhau đến tận cổ. Và tất nhiên, nếu tình trạng đó không được khắc phục thì việc gia đình tan vỡ là điều khó tránh khỏi.
2. Không “tâm lý” với nhau
Cuộc sống với bao lo toan vất vả, nhưng chồng (hoặc vợ) thì lại không bao giờ muốn để ý và chia sẻ với những buồn vui hoặc những tâm sự của bạn đời, hoặc giả có nói chuyện với nhau thì cũng chỉ là những cuộc đấu khẩu quyết liệt. Hậu quả tất lẽ là một trong hai sẽ cảm thấy vô cùng chán nản và mệt mỏi. Đó chính là lý do khiến một trong hai người đi tìm “nơi chốn bình yên” khác ngoài gia đình. Chuyện này đặc biệt hay xảy ra với các ông chồng.
3. Kinh tế quá thiếu thốn
Ngày trước khi yêu nhau, hai nguời có thể tặc lưỡi bỏ qua những yếu tố vật chất và cho rằng họ sẽ sống hạnh phúc suốt đời mà không cần tiền. Nhưng khi đã hình thành một gia đình thì nhu cầu về kinh tế với bao nhiêu khoản cần chi dùng sẽ đè nặng lên hai nguời. Họ không thể sống ngoài guồng quay của xã hội. Nếu không có kinh tế ổn định thì điều này nhất định sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.
4. Sự kém và suy thoái đạo đức
Đó là khi một hay cả hai người chỉ biết sống ích kỷ không nghĩ đến nhau hoặc sa vào những tệ nạn xã hội. Tuy nhiên điều có thể tránh được trước hôn nhân, bằng cách tìm hiểu kỹ người bạn đời tương lai của mình về đạo đức và tính cách trước khi đưa ra quyết định cho cả đời người.
Trường hợp cả hai đều sống vô trách nhiệm thì đương nhiên chẳng ai muốn nhận phần chăm sóc gia đình về bản thân và theo lẽ tự nhiên sơm muộn gì thì cả hai cũng chia tay nhau.
Nếu sau khi đã lấy nhau mới phát sinh những vấn đề này thì bạn cũng đừng ngại chuyên chia ly. Bởi đó sẽ là giải pháp tốt.
5. Cả hai không biết cách tổ chức cuộc sống gia đình
Sẽ không thể gọi là gia đình nếu cả hai người không hề có khái niệm và ý thức sắp xếp như thế nào là một cuộc sống gia đình. Cuộc sống đối với họ vẫn là “cơm hàng cháo chợ” và tự do hết cỡ. Cuộc sống tạm bợ ấy chắc chắn sẽ tan rã rất nhanh.
6. Hai vợ chồng bị tác động xã hội
Từ bố, mẹ, anh em đến bạn bè làng xóm, thỉnh thoảng họ lại buông ra những câu nói khích, đâm bị thóc, xóc bị gạo khiến vợ chồng nghi kỵ bất hào chán gét nhau.
Điều này rất nguy hiểm với những cặp vợ chồng không có lòng tin tuyệt đối ở nhau. Họ sẽ bị những tác động bên ngoài làm lay chuyển tình cảm vợ chồng. Trong những vấn đề này, vai trò của người chồng rất quan trọng. Anh ta cần biết phân biệt phải trái để ứng xử sao cho vẹn toàn hạnh phúc gia đình.
Phạm Thanh