Trầm cảm sau sinh là “sát thủ thầm lặng” góp phần vào các nguyên nhân tử vong ở người mẹ và đem đến không ít hậu quả.
Trầm cảm sau sinh, do đâu?
phụ nữ sau sinh thường mắc chứng bệnh trầm cảm từ nặng đến nhẹ, thông thường nhiều người sẽ tự động hết sau vài ngày cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị căng thẳng và mệt mỏi kéo dài, đến mức ảnh hưởng tới hệ thần kinh và dẫn đến chứng trầm cảm nặng nề.
Chứng trầm cảm có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, tìm hiểu về những nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh sẽ giúp các mẹ bầu sinh và chăm sóc con an toàn hơn.
Thiếu ngủ: Đứa trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, không chịu ngủ khiến các hoạt động của người phụ nữ cũng phải thay đổi. Phải chăm sóc con vất vả cộng với việc thiếu ngủ trầm trọng dễ khiến người phụ nữ rơi vào tình trạng căng thẳng, ức chế và trầm cảm.
Thay đổi nội tiết: Sau khi sinh, việc giảm đột ngột lượng estrogen và progestrogen góp phần khiến hormone tuyến giáp thay đổi nhanh chóng gây ra cảm giác mệt mỏi. Bên cạnh đó, sự thay đổi thể tích máu, huyết áp giảm, sự chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi cảm xúc và dẫn đến chứng trầm cảm.
Lo lắng về kinh tế: Kinh tế khó khăn, áp lực phải có được tiền để nuôi con cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho người phụ nữ bị chứng trầm cảm.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, những mâu thuẫn trong gia đình, những lo lắng, áp lực trong việc nuôi dạy con cũng là lý do dẫn đến chứng bệnh trầm cảm sau sinh ở phụ nữ.
Không khó để tự chữa chứng trầm cảm sau sinh!
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bé mới sinh gắn kết với những bà mẹ bình tĩnh tốt hơn. phụ nữ mới sinh dành 15 phút mỗi ngày để tập hít thở sâu, ngâm mình trong bồn sẽ đối mặt với stress tốt hơn những phụ nữ khác.
Tìm cho mình một thú vui khi chăm sóc con, không để đầu óc bị chi phối bởi tã lót và bỉm. Ví dụ: khi cho bé ăn, hãy học ngoại ngữ; khi bé ngủ, hãy ngồi thêu thùa; khi bé tỉnh dậy, hãy tập thể dục cùng bé.
Bên cạnh việc nói với bác sĩ bất kì triệu chứng buồn bực nào bạn đang phải trải qua thì cách tốt nhất để tránh được trầm cảm là có những mong muốn mang tính thực tế. Tất cả những người mới làm mẹ nên điều chỉnh để kiểm soát cuộc sống hàng ngày. Có một số phụ nữ cảm thấy quá sức và dẫn tới sợ sệt rồi thất vọng. Những việc này là không thể tránh khỏi nhưng cách bạn chuẩn bị đối mặt với nó có thể bảo vệ được mình khi con ra đời.
Cố gắng giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, không để cảm xúc chi phối. Nghĩ rằng chẳng có gì để bạn phải xúc động mạnh; hãy tự nhủ “mọi chuyện rồi sẽ tốt đẹp!”.
Thực phẩm đẩy lùi stress và trầm cảm cho phụ nữ sau sinh
Quả bơ: Cung cấp cho cơ thể một lượng lớn kali, loại khoáng chất quan trọng giúp làm giảm huyết áp.
Cháo bột yến mạch: Có chứa nhiều carbohydrate giúp làm tăng nồng độ serotonin ổn định giữ cho chúng ta luôn cảm thấy cân bằng.
Ăn những loại cá có dầu khi mang thai có thể giúp các bà mẹ giảm nguy cơ phát triển bệnh trầm cảm sau khi sinh - các nhà khoa học thuộc Đại học Connecticut (Mỹ) khuyên.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, omega-3 (đặc biệt có nhiều trong các loại cá dầu) có thể giúp đỡ các bà mẹ ổn định sức khỏe tinh thần trong những tháng mang thai và vài tháng sau khi sinh. Bệnh trầm cảm sau khi sinh ảnh hưởng tới 13% các bà mẹ và đôi khi còn dài tới hơn một năm sau khi sinh mặc dù họ đã được tư vấn điều trị và dùng thuốc. Tuy nhiên, ăn cá nhiều dầu cá trong thời kỳ mang thai lại có thể gây hại tới sự phát triển của bé. Ngoài ra, các chuyên gia cũng lo ngại rằng những loại cá giàu omega-3 cũng có chứa hàm lượng cao các chất ô nhiễm độc hại như thủy ngân. Do đó, lời khuyên được đưa ra kèm theo là các bà mẹ không nên quá lạm dụng omega-3.