Sau khi sinh, một số phụ nữ có thể chợt vui, chợt buồn hoặc tự nhiên khóc không lý do, lo âu, dễ bị kích thích, khó tập trung, mất cảm giác ngon miệng hoặc khó ngủ… Tất cả là dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến 6 sau sinh, và kéo dài trong vài ngày thì chấm dứt. Hiện tượng này được gọi là “cơn buồn thoáng qua sau sinh” (Baby Blues) và được xem là một phản ứng bình thường của sản phụ sau khi sinh. Nếu tình trạng trên kéo dài hơn 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng nặng hơn thì có thể bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm sau sinh.
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh (TCSS)
- Luôn cảm thấy buồn.
- Không quan tâm đến những sự việc chung quanh, không còn cảm thấy thích thú đối với những hoạt động mà trước kia ưa thích như xem phim, nghe nhạc…
- Ăn mất ngon dẫn đến sụt cân.
- Khó ngủ.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi (không phải do làm việc quá sức).
- Thường hay khóc không lý do.
- Cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc có một tội lỗi gì ghê gớm.
- Cảm thấy bồn chồn, lo âu hay dễ tức giận.
- Cảm thấy bi quan về tương lai.
- Có ý nghĩ về cái chết.
- Không muốn chăm sóc con hay sợ mình sẽ làm hại đứa bé.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong vòng 4 tuần sau khi sinh.
Nguyên nhân
Dấu hiệu trầm cảm sau sinh (TCSS)
- Luôn cảm thấy buồn.
- Không quan tâm đến những sự việc chung quanh, không còn cảm thấy thích thú đối với những hoạt động mà trước kia ưa thích như xem phim, nghe nhạc…
- Ăn mất ngon dẫn đến sụt cân.
- Khó ngủ.
- Luôn cảm thấy mệt mỏi (không phải do làm việc quá sức).
- Thường hay khóc không lý do.
- Cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc có một tội lỗi gì ghê gớm.
- Cảm thấy bồn chồn, lo âu hay dễ tức giận.
- Cảm thấy bi quan về tương lai.
- Có ý nghĩ về cái chết.
- Không muốn chăm sóc con hay sợ mình sẽ làm hại đứa bé.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện trong vòng 4 tuần sau khi sinh.
Nguyên nhân
Hiện nay nguyên nhân chính xác của chứng trầm cảm sau sinh vẫn chưa được biết rõ nhưng có giả thiết gợi ý rằng: Sự thay đổi của vài loại nội tiết tố sinh dục trong khi có thai và ngay sau khi sinh có thể góp phần sinh bệnh. Tuy nhiên những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc phải:
- Đã từng bị trầm cảm hoặc chứng trầm cảm sau sinh trước đó.
- Cuộc sống hôn nhân không hòa thuận.
- Ít có người thân hay bạn thân để tâm sự.
- Sinh khó.
- Sau sinh, ít được người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân và em bé.
Trầm cảm sau sinh cần được chẩn đoán và điều trị sớm:
Bệnh lý trầm cảm ở người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức… ở trẻ, vì một đứa bé 3 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại các biểu hiện tình cảm của người mẹ. Ảnh hưởng này sẽ không dễ phát hiện nếu không có sự quan tâm của những người xung quanh. Điều đáng ngại nhất là trường hợp trầm cảm sau sinh kèm hoang tưởng (ví dụ người mẹ nghĩ rằng con mình bị ma quỷ nhập vào, con mình chắc chắn sẽ có số phận bi thảm…), hoặc ảo thanh mệnh lệnh (bệnh nhân nghe một giọng nói bắt mình phải làm một điều gì đó), dẫn đến hậu quả là bệnh nhân sẽ làm hại con.
Ngoài ra, người mẹ thường ít khi chủ động đi khám tâm thần sớm vì một số nguyên nhân như:
- Thiếu hiểu biết về loại bệnh này.
- Xấu hổ, sợ người chung quanh phê phán vì đã có ý nghĩ không muốn chăm sóc con hoặc muốn làm hại đứa bé.
- Sợ rằng nếu mình khai bệnh ra, cán bộ y tế sẽ “nhốt vào bệnh viện tâm thần hoặc sẽ có người đến bắt con mình đi”.
Nguyên tắc điều trị
Điều trị trầm cảm sau sinh cũng giống như điều trị các trường hợp trầm cảm khác, gồm phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp (điều trị bằng cách nói chuyện). Bệnh nhân cần được tham vấn bác sĩ chuyên khoa để chọn lựa loại thuốc chống trầm cảm và xác định liều thuốc thích hợp, vì đa số thuốc trị trầm cảm có thể xuất hiện trong sữa mẹ.
- Cuộc sống hôn nhân không hòa thuận.
- Ít có người thân hay bạn thân để tâm sự.
- Sinh khó.
- Sau sinh, ít được người thân giúp đỡ trong việc chăm sóc bản thân và em bé.
Trầm cảm sau sinh cần được chẩn đoán và điều trị sớm:
Bệnh lý trầm cảm ở người mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức… ở trẻ, vì một đứa bé 3 tháng tuổi đã có thể cảm nhận và đáp ứng lại các biểu hiện tình cảm của người mẹ. Ảnh hưởng này sẽ không dễ phát hiện nếu không có sự quan tâm của những người xung quanh. Điều đáng ngại nhất là trường hợp trầm cảm sau sinh kèm hoang tưởng (ví dụ người mẹ nghĩ rằng con mình bị ma quỷ nhập vào, con mình chắc chắn sẽ có số phận bi thảm…), hoặc ảo thanh mệnh lệnh (bệnh nhân nghe một giọng nói bắt mình phải làm một điều gì đó), dẫn đến hậu quả là bệnh nhân sẽ làm hại con.
Ngoài ra, người mẹ thường ít khi chủ động đi khám tâm thần sớm vì một số nguyên nhân như:
- Thiếu hiểu biết về loại bệnh này.
- Xấu hổ, sợ người chung quanh phê phán vì đã có ý nghĩ không muốn chăm sóc con hoặc muốn làm hại đứa bé.
- Sợ rằng nếu mình khai bệnh ra, cán bộ y tế sẽ “nhốt vào bệnh viện tâm thần hoặc sẽ có người đến bắt con mình đi”.
Nguyên tắc điều trị
Điều trị trầm cảm sau sinh cũng giống như điều trị các trường hợp trầm cảm khác, gồm phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý liệu pháp (điều trị bằng cách nói chuyện). Bệnh nhân cần được tham vấn bác sĩ chuyên khoa để chọn lựa loại thuốc chống trầm cảm và xác định liều thuốc thích hợp, vì đa số thuốc trị trầm cảm có thể xuất hiện trong sữa mẹ.
Bác sĩ Lê Quốc Nam, Sức Khỏe & Đời Sống