Oxytocin, một hợp chất được gọi là hormone tình yêu và chất tạo khoái cảm cũng xứng đáng với một biệt danh mới theo một nghiên cứu mới đây là "chiến binh chống lại sự sợ hãi".
Khi một người nào đó đột nhiên hoảng sợ, có hai điều xảy ra: nhịp tim tăng và có xu hướng ớn lạnh trong giây lát. Cho đến gần đây, người ta cũng chưa biết liệu hai phản ứng đó xảy ra độc lập với nhau hay bị chi phối bởi một mạch duy nhất trong não.
Nghiên cứu mới, liên quan đến chuột, cho thấy khi nồng độ oxytocin cao, sự sợ hãi có thể làm tăng nhịp tim mà không có hành vi ớn lạnh kia. Oxytocin được sản xuất trong não bộ của cả hai giới nhưng đặc biệt là ở phụ nữ trong thời kỳ sinh nở và cho con bú; nó thúc đẩy hành vi gắn kết mối quan hệ gần gũi, bao gồm sự kết nối giữa mẹ và con.
"Trong một tình huống nguy hiểm, bạn có thể duy trì cảm giác sợ hãi nhưng không hoàn toàn bị bất động", Ron Stoop, nhà nghiên cứu bộ môn thần kinh học tại Đại học Lausanne, Thụy Sĩ. Ví dụ, nếu một kẻ tấn công, một người mẹ cần phải chiến đấu để bảo vệ con cái của mình, ông nói.
Oxytocin và não
Trong phản ứng sợ hãi, các tín hiệu cho thấy tim đập nhanh hơn và phần còn lại của cơ thể bị ớn lạnh có nguồn gốc từ hạch hạnh nhân (amygdala), một phần của bộ não tương tự như ở người và chuột. Stoop và các đồng nghiệp đã xác định rằng các tế bào hạch hạnh nhân kiểm soát nhịp tim phản ứng khác nhau đối với oxytocin so với các tế bào hạch hạnh nhân kiểm soát phản ứng ớn lạnh.
Các nhà nghiên cứu cũng tiêm oxytocin trực tiếp vào não bộ của một số con chuột. Khi chuột giật mình bởi một cú sốc điện nhỏ, nhịp tim của chúng luôn luôn tăng, nhưng các con chuột đã nhận được thêm oxytocin dường như điềm tĩnh hơn.
Theo Stoop, có vẻ như những con vật tuy cảm thấy sợ hãi nhưng vẫn có khả năng phản ứng.
Tại sao chuột sợ lại là việc quan trọng?
Mặc dù có sự khác biệt lớn giữa các động vật gặm nhấm và con người, nhưng khi bàn tới sợ hãi, bộ não của chúng có rất nhiều điểm chung với chúng ta.
"Có mối tương quan thật sự chính xác với các tác động của hạch hạnh nhân ở khía cạnh của sự lo lắng ở chuột và chuột với con người", ông Jeffrey Rosen, giáo sư sinh lý học thần kinh tại Đại học Delaware cho biết.
Rosen không tham gia nghiên cứu này, nhưng ông cho rằng kết quả rất thú vị. Phát hiện có thể mở ra hướng mới cho sự phát triển của "một loại thuốc có thể giảm sự sợ hãi và lo âu mà không ảnh hưởng đến nhịp tim", ông nói.
Hơn nữa, nghiên cứu làm sáng tỏ về mặt sinh vật học của hành vi bảo vệ con của các bà mẹ. Để đối phó với một mối đe dọa bất ngờ, động vật (bao gồm cả con người) với mức oxytocin bình thường hay có cảm giác ớn lạnh, thứ có thể cho phép họ thu thập thông tin về môi trường xung quanh trong khi khiến họ khó có thể nhận thấy bất kỳ kẻ thù nào gần đó.
Tuy nhiên, "một người mẹ có nhiều con thường giải phóng oxytocin nhiều hơn vì nó cần cho quá trình tiết sữa", Stoop nói. Kết quả là, "các bà mẹ hung hăng hơn"- hành vi phù hợp hơn so với ớn lạnh, lo lắng để bảo vệ con cái.
Mức độ Oxytocin cũng tăng lên khi một con vật khát nước, điều có thể dẫn tới việc nó tìm kiếm nước mà không tránh kẻ thù.
Nghiên cứu về sự sợ hãi chỉ là bước đầu tiên trong việc hiểu biết rõ hơn về thần kinh học cảm xúc. Một con vật có thể ghen tuông, nhưng thật khó để nghiên cứu nó một cách chính xác. Nhưng sự sợ hãi thì khác bởi vì đó là hành vi dễ dàng quan sát hơn