Khi yêu, hàm lượng testosterone - hormone liên quan tới sức mạnh và sự hung bạo - sẽ suy giảm trong gã si tình, nhưng lại tăng lên ở những cô gái.
Kết quả đã chứng tỏ rằng tình yêu làm cho 2 kẻ khác giới sát lại gần nhau bằng cách giảm đi một số sự khác biệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa rõ vì sao có sự tăng giảm này, nhưng cho rằng sự thay đổi có thể liên quan tới hành vi tình dục.
Mẫu máu cũng cho thấy những người đang yêu, kể cả đàn ông và đàn bà, đều gia tăng hàm lượng cortisol, liên quan tới stress. "Sự gia tăng cortisol có thể là một yếu tố phản ánh sự khởi đầu của các giao tiếp xã hội", Marazziti nói.
Hàm lượng cortisol tăng để thúc đẩy năng lực của mỗi cá nhân trong việc chống chọi với stress và cảm nhận sự hiểm nguy. Tuy nhiên, những người đang yêu lại không vội vàng đánh nhau hay chạy trốn. Marazziti giải thích rằng thuật ngữ "stress" không phải lúc nào cũng mang nghĩa tiêu cực, nó ám chỉ những nhu cầu bổ sung đặt lên cơ thể. Trong trường hợp này, tình yêu cho thấy nó cần phải có sự bảo dưỡng về mặt sinh hoá học.
Một nghiên cứu trước do Marazziti và Canale thực hiện cũng tìm thấy cảm giác yêu đương say đắm chỉ kéo dài trong khoảng 18 tháng đến 3 năm. Sau 12-28 tháng, hầu hết mọi người đều cảm thấy yên bình và ít bị sao nhãng bởi ý nghĩ và hình ảnh về "người ấy". Tuy nhiên, nhiều cặp tình nhân đã sống tốt với nhau sau ngưỡng cửa 3 năm đó.
Bà cũng bổ sung rằng cảm giác yêu đương sẽ quay trở lại, kể cả với cùng một người. "tình yêu có thể đến, đi, và rồi trở lại, nhưng nó là một quá trình tiêu tốn năng lượng, cơ thể sẽ không thể chịu đựng được nó quá lâu".
Theo afamily