Gần 10% người Việt Nam đang đối mặt trầm cảm, rối loạn tâm thần

Khoảng 12 triệu người Việt Nam mắc và có dấu hiệu liên quan đến bệnh tâm thần, theo nghiên cứu của bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1.

Đáng lo ngại là trong 10 loại rối loạn tâm thần thường gặp, các rối loạn về nghiện rượu, game, rối loạn trầm cảm đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở nhóm thanh niên.

tập yoga rèn luyện sức khỏe

Trẻ hóa bệnh nhân nghiện rượu

Tình trạng trẻ hóa độ tuổi nghiện rượu và nổi cộm là tình trạng nghiện game gây rối loạn hành vi ứng xử ở thanh thiếu niên đang ngày càng nghiêm trọng. Theo bác sĩ Cương, ông đã gặp nhiều trường hợp thay đổi hẳn tính cách, từ ôn hòa trở lên cáu gắt, nổi khùng cả với bố mẹ. Những người này còn "giam mình" từ chối hòa nhập với gia đình.

Bên cạnh nghiện game, tình trạng rối loạn stress, áp lực công việc, làm ăn thua thiệt sinh ra trầm cảm cũng là mối lo mà nhiều người phải đối mặt. Theo thạc sĩ Tô Xuân Lân, Bệnh viện Sức khỏe tâm thần Trung ương 1, tỷ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm chiếm 3% - 5% dân số và càng ngày càng tăng. Nguyên nhân trầm cảm lại đến từ những lý do có vẻ rất không đâu. Chẳng hạn, nhiều người tỉnh lẻ về thành phố làm việc sống đơn độc, ngoài công việc không có gì vui chơi nên dẫn đến lo âu, trầm cảm.

Cần giải trí, nghỉ ngơi

Bác sĩ La Đức Cương cho hay, từ trước đến nay nhiều người vẫn có quan niệm sai về sức khỏe tâm thần khi cho rằng chỉ những người có những hành động kỳ quặc, đầu tóc bù xù mới là bệnh nhân tâm thần. Thực ra, đối với các bệnh lý rối loạn tâm thần thì những người có biểu hiện tóc tai bù xù rất ít. Trong khi đó, các bất thường về tâm lý học như ăn kém ngon, đau đầu, mất ngủ vài tuần, buồn chán mông lung, hay cáu gắt, người uể oải không rõ lý do... đều được coi là vấn đề tâm thần và tỷ lệ này mới nhiều.

Còn theo thạc sĩ Tô Xuân Lân, bất kỳ vấn đề gì không như ý muốn đều có khả năng dẫn đến lo âu. Đây có thể là nguyên nhân cấp tính khiến người bệnh bị hoảng loạn ngay như thiên tai, người thân qua đời. Những trường hợp nhẹ hơn nhưng kéo dài như mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc… sẽ tích lũy lại dần và đến một thời điểm sẽ bùng lên thành bệnh, nhiều trường hợp nảy sinh ý định tự tử.

Vì vậy, khi có bất kỳ thay đổi bất thường về tâm lý như ăn kém ngon, ứng xử thiếu hòa hợp, hay cáu gắt không rõ lý do kéo dài hơn hai tuần, cần đến gặp bác sĩ tâm thần để có phương pháp điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyến cáo để tránh tình trạng rối loạn lo âu, mọi người nên nhận biết nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, trực tiếp đối mặt và không trốn tránh. Nếu như áp lực công việc quá lớn, nên tìm cách tự cân bằng, hoặc thay đối công việc hoặc chấp nhận nó, nhưng bên cạnh công việc có thêm thời gian giải trí, nghỉ ngơi, bình thường hóa các stress trong gia đình.


------------------------------

------------------------------
Đã đọc : 1682 lần

Liên hệ tư vấn

hỗ trợ trực tuyến

CHÚ Ý: AVS KHÔNG TƯ VẤN QUA CHAT

tư vấn qua điện thoại (3.000 đồng/phút): 1900 68 50 hoặc (04)1088 - 1 - 7

tư vấn trực tiếp: 2/15, phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Lĩnh vực tư vấn:

- tư vấn tâm lý tình cảm, hôn nhân, gia đình

- tư vấn nuôi dạy trẻ

- tư vấn sức khỏe tình dục: xuất tinh sớm, lãnh cảm, nghệ thuật phòng the, bệnh tình dục....

- tư vấn sức khỏe sinh sản, giới tính

- tư vấn trị liệu tâm lý

- Các vấn đề tâm lý khác như ly hôn, stress

Gọi -1900 68 50 để đặt lich tư vấn trực tiếp

Biểu giá tư vấn tại đây

Khách hàng tư vấn trực tuyến xem hướng dẫn tư vấn tại đây

Truyện hay

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Truyện ngắn: Cái kính của gã bạn trai cũ

Có rất nhiều cách để chấm dứt một mối quan hệ, đặc biệt là kiểu quan hệ tình cảm nam nữ. Tôi vẫn hình dung mọi chuyện đơn giản thế này, hai cục nam châm điên cuồng hút nhau, rồi tới khi bản thân chúng mất đi lực hút, hoặc giả bi ai hơn cứ cho là... Đọc thêm