”Nếu bạn đang ở vào thời điểm mà bạn nghĩ rằng mình cần có 1 liệu pháp hỗ trợ thì rất có thể bạn đang bị trầm cảm”, Tracey Lipsig Kite, một chuyên gia liệu pháp tâm lý Mỹ, cho biết.
Biểu hiện của trầm cảm
Trầm cảm không có nghĩa là lúc nào cũng có những cảm xúc tồi tệ.
“Dễ cáu kỉnh là một trong những triệu chứng điển hình của trầm cảm”, ông Rakesh Jain, MD, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lâm sàng (Texas, Mỹ), nói.
Các bác sĩ cũng thường bỏ qua các biểu hiện thể chất trong khi đó 67-69% người bị trầm cảm bị đau cơ, khớp, đau đầu và mệt mỏi.
Sharon Charles Haznedar, Giám đốc hành chính Các dịch vụ y tế công New York cho biết trầm cảm là căn bệnh âm thầm và thường làm cho nạn nhân không thể yêu cầu sự giúp đỡ. “Tôi đã từng gặp những bệnh nhân nói rằng họ cần có 1 kế hoạch để đi qua 1 căn phòng”.
Sự khác nhau về giới tính trong trầm cảm
phụ nữ mắc trầm cảm cao gấp đôi nam giới. Tuy nhiên, nam giới thường có xu hướng tự tử do bệnh nặng hơn.
Trầm cảm sinh ra trầm cảm
Như một vết thương hở hay gãy xương, trầm cảm không thể tự khỏi.
Một nửa số người có biểu hiện trầm cảm đã không uống thuốc chống trầm cảm sẽ dễ tái hơn. Và sự tái phát lần 2 sẽ làm tăng nguy cơ của lần 3. Và sau 3 lần bị trầm cảm mà không uống thuốc sẽ có tới 90% nguy cơ tái phát ở lần thứ 4.
Và cứ như vậy, những lần tái phát sau sẽ nặng và thường xuyên hơn.
Vậy nên nếu nghĩ mình bị trầm cảm thì cần đi khám ngay.